4.1.1. Cơ sở và phương pháp khảo sát
Các câu hỏi của bảng khảo sát được đặt ra nhằm đạt mục tiêu khảo sát ý kiến của nhân viên MB về mức độ ảnh hưởng của RRTD cũng như tầm quan trọng của việc QTRRTD từ đó đánh giá về văn hóa QTRRTD của MB. Ngồi ra, bài khảo sát cũng khảo sát thực tế những nguyên nhân phổ biến của RRTD mà các đối tượng khảo sát thường gặp phải trong q trình cơng tác của mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng có khảo sát ý kiến đánh giá của chính nhân viên ngân hàng về hiệu quả của hệ thống đo lường và XHTD nội bộ và hệ thống kiểm soát tuân thủ của ngân hàng. Cuối cùng, khảo sát này có lấy ý kiến của các nhân viên về tầm quan trọng của các giải pháp phổ biến có thể giúp ngân hàng hồn thiện QTRRTD.
Về đối tượng khảo sát, tác giả sẽ khảo sát cán bộ tín dụng đang cơng tác tại MB ở các chi nhánh khác nhau với mẫu khảo sát là 100 đại diện cho toàn ngân hàng. Cơ sở chọn mẫu được xác định như sau:
Tính đến 31/12/2018, MB có đến gần 13.957 nhân viên13. Cỡ mẫu khảo sát được tính tốn theo cơng thức:
𝑛 = 𝑁
1 + 𝑁 . 𝑒214
Trong đó:
- n là cỡ mẫu
- N là tổng số nhân viên của MB tính đến 31/12/2018 - e là sai số cho phép, ở đây tác giả chọn e = 10%
13 Báo cáo tài chính MB 2018
Về phương pháp tiến hành khảo sát sẽ được thực hiện trực tuyến bằng biểu mẫu của Google và gửi đường dẫn đến các đầu mối là người quen của tác giả tại một số chi nhánh thuộc khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh; và các trung tâm vận hành khu vực phía Nam, Hội sở để tiến hành khảo sát. Việc khảo sát được thực hiện cho đến khi thu thập đủ 100 mẫu trả lời từ các đối tượng khảo sát.
4.1.2. Hạn chế của khảo sát
Thứ nhất, tính đến 31/12/2018, MB có đến gần 13.957 nhân viên15. Tuy nhiên với sai số khá lớn là 10%, quy mô mẫu khảo sát chỉ có 100 nhân viên khiến kết quả khảo sát vẫn chưa thu thập được tất cả các ý kiến đóng góp của các cán bộ nhận viên cũng như chưa phản ánh được toàn bộ thực trạng QTRRTD của MB.
Thứ hai, khảo sát này chỉ thu thập ý kiến và sử dụng để đánh giá chung cho toàn hệ thống, chưa cụ thể được từng địa phương, vùng kinh tế. Do đó chưa phản ánh được hết thực tế và chưa đào sâu được nguyên nhân cụ thể gắn với đặc điểm của từng địa bàn.
4.1.3. Kết quả của khảo sát
Tác giả đã tiến hành khảo sát 100 cán bộ tín dụng đang cơng tác tại MB, trong đó 69% là chuyên viên và 31% là cán bộ quản lý. Các đối tượng khảo sát hầu hết làm việc trong lĩnh vực ngân hàng từ 3-5 năm (64%) hoặc trên 7 năm (18%).
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của RRTD, có đến 34% mẫu đánh giá là ảnh hưởng nghiêm trọng và 59% đánh giá là ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Trong khi con số này đối với các loại rủi ro khác như rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp tương đối thấp. Cụ thể, có 15% đánh giá rủi ro thị trường ảnh hưởng nghiêm trọng, 31% đánh giá là ảnh hưởng lớn, phần lớn đối tượng khảo sát (50%) đánh giá rủi ro thị trường chỉ có ảnh hưởng tương đối đến hoạt động của ngân hàng. Tương tự, có 15% mẫu đánh giá rủi ro tác nghiệp có ảnh hưởng nghiêm trọng, 38% đánh giá là ảnh hưởng lớn và 47% đánh giá là ảnh hưởng tương đối. Điều này cho thấy các đối tượng
được khảo sát đếu đánh giá cao vê tầm ảnh hưởng của RRTD đối với hoạt động của ngân hàng.
Hình 4-1: Khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro
Đơn vị: phần trăm (%)
Nguồn: Tác giả
Về mức độ phổ biến của các nguyên nhân gây ra RRTD, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất; xếp thứ hai là do công tác kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ; thứ ba là do kinh nghiệm và năng lực yếu kém của nhân viên, tiếp theo đó là thơng tin tài chính của khách hàng thiếu minh bạch, đạo đức của cán bộ tín dụng…
Ngoài ra, một số chia sẻ cho thấy sau khi cấp tín dụng ngân hàng khơng nắm bắt được thông tin của khách hàng dẫn đến không thể theo sát và có biện pháp xử lý phù hợp kịp thời, việc thiết kế các sản phẩm đôi lúc cũng không phù hợp với đặc thù kinh doanh của một số khách hàng khiến khách hàng bị chậm thanh toán nợ vay do tiền về muộn.
Khi khảo sát ý kiến về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy trình, quy định của ngân hàng trong q trình cấp tín dụng, có 65% mẫu đánh giá là đặt biệt quan trọng và 31% đánh giá là quan trọng. Tuy nhiên khi khảo sát về mức độ tuân thủ, chỉ có 16% mẫu khảo sát tuân thủ chặt chẽ và theo sát quy trình, phần lớn (68%) chỉ theo sát được khoảng 75% quy định của ngân hàng.
Hình 4-2: Khảo sát về khó khăn của cán bộ tín dụng
Đơn vị: phần trăm (%)
Nguồn: Tác giả
Trong quy trình tín dụng, khâu khiến nhiều nhân viên cảm thấy nhiều khó khăn nhất trong việc tuân thủ quy định là quản lý và kiểm soát khoản vay sau khi cho vay, tiếp theo đó là khâu phê duyệt tín dụng và thứ ba là thẩm định khách hàng.
Kết quả cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu như áp lực doanh số, nhân viên khơng đủ kinh nghiệm xử lý, quy trình phức tạp và chống chéo chưa phân tách được từng nhóm đối tượng và chưa sát với thực tế…
Đánh giá về chất lượng của hệ thống phân loại nợ và XHTD nội bộ, có 38% đối tượng khảo sát cho rằng kết quả của hệ thống này chỉ mang tính chất tham khảo; tuy nhiên cũng có 37% cho rằng kết quả tương đối chính xác mặc dù vẫn có sai xót.
Về mức độ chặt chẽ của hệ thống kiểm sốt tn thủ tại ngân hàng, có 56% mẫu khảo sát cho rằng mặc dù vẫn bỏ qua một số sai phạm của nhân viên nhưng nhìn chung hệ thống kiểm soát này vẫn khá chặt chẽ, bên cạnh đó có 28% cho rằng hệ thống kiểm sốt của ngân hàng cực kỳ chặt chẽ và hồn tồn khơng bỏ xót bất cứ sai phạm nào. Cuối cùng, tác giả có khảo sát ý kiến của các đối tượng khảo sát về tầm quan trọng của một số giải pháp hoàn thiện QTRRTD. Kết quả cho thấy việc nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ của nhân viên được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng nhất, tiếp theo đó là phải tăng cường kiểm tra giám sát và xếp thứ ba là việc phải xây dụng văn hóa QTRRTD, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi nhân viên.