Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 37 - 38)

3.1. Cơ sở lý thuyết

3.1.6. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng được xem là một trong những nghiệp vụ đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM; bằng việc huy động vốn từ nơi thừa vốn và phân bổ nguồn vốn đến nơi thiếu vốn trong nền kinh tế hoạt động tín dụng góp phần vào việc bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của các NHTM phải đối phó với rất nhiều rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 là kết quả của việc quản lý hoạt động tín dụng lỏng lẻo với hàng loạt các khoản cho vay thế chấp nhà dưới chuẩn gây ra sự đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính trên tồn thế giới. Do đó, ngân hàng cần đề cao việc thực hiện QTRRTD tại ngân hàng, bảo đảm ngân hàng có thể tồn tại, phát triển bên vững cũng như giúp cho hệ thống tài chính trở nên lành mạnh hơn.

RRTD quyết định rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM, làm giảm lợi nhuận và thu nhập do không thu được đủ số tiền bao gồm gốc và lãi như đã cam kết trước đó, nhưng vẫn phải chịu các khoản chi phí cho số vốn đã huy động ban đầu để cho vay cùng với đó là rất nhiều chi phí khác phát sinh trong q trình giám sát và giải quyết các khoản nợ không thể thu hồi. Các khoản chi phí này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng cũng như lợi ích của cổ đơng. Việc xây dựng hệ thống QTRRTD sẽ là cơ sở giúp ngân hàng cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro trong

hoạt động tín dụng; tùy vào khả năng khác nhau các ngân hàng sẽ xác định cho mình một mức độ rủi ro riêng để xây dựng lộ trình phát triển phù hợp.

Trong hoạt động ngân hàng, uy tín là yếu tố tối quan trọng. Nếu thông tin một ngân hàng thường xuyên phát sinh những khoảng nợ xấu, thường diễn ra rủi ro sẽ dẫn đến giảm sút niềm tin của công chúng về uy tín của ngân hàng. Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, gây khó khăn trong việc huy động tiền gửi cũng như giao dịch với các tổ chức khác của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)