3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng
Hậu quả đối với nền kinh tế
Khi có một ngân hàng gặp phải các vấn đề về RRTD nhưng không thể kịp thời khắc phục hậu quả sẽ gây ra phản ứng dây truyền đến toàn bộ nền kinh tế hoạt động của ngân hàng có có mối liên quan mật thiết với hầu hết các thành phần trong nền kinh tế và là nguồn cung cấp vốn cho sự vận hành cũng như phát triển của nền kinh tế. Nợ xấu gây ra lạm phát cao và sau đó kéo theo là lãi suất cũng tăng cao do Ngân hàng trung ương phải kiềm chế lạm phát bằng cách thực thắt chặt sách tiền tệ. Một khi lạm phát và lãi suất tăng cao sẽ khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn hơn, nhất là các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay lớn. Tỷ lệ nợ xấu cao sẽ khiến cho nền kinh tế trở nên bất ổn.
Ngồi ra, khi một ngân hàng gặp khó khăn dẫn đến phát sản cũng khiến công chúng mất niềm tin vào hệ thống tài chính và các chính sách điều tiết nền kinh tế của Chính Phủ. Giữa các ngân hàng trong hệ thống NHTM tồn tại những mối liên hệ hết sức chặt chẽ thông qua việc vay vốn liên ngân hàng cũng như việc sở hữu chéo lẫn nhau. Do đó khi có bất kỳ một ngân hàng nào trong hệ thống gặp phải vấn đề khiến cho tình hình kinh doanh của ngân hàng trở nên bất ổn, thua lỗ, khả năng thanh khoản kém sẽ ít nhiều có những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đến các ngân hàng khác trong cùng hệ thống.
Đối với hoạt động của ngân hàng
RRTD khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm do ngồi việc khơng thu được lãi dự tính và có khả năng bị mất số vốn cho vay trước đó, ngân hàng cịn phải chịu các khoản chi phí cho số vốn đã huy động ban đầu để cho vay cùng với đó là rất nhiều
chi phí khác phát sinh trong q trình giám sát, giải quyết, thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu này.
Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017)5 đã nghiên cứu về ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của 30 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2009- 2015. Kết quả cho thấy “RRTD thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Biến này được bổ sung vào mơ hình khơng phải dưới dạng một biến đầu vào độc lập mà như một yếu tố ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả của ngân hàng, là biến số có thể làm cho ngân hàng hoạt động ngồi đường biên hiệu quả của mình.”
Tương tự, nghiên cứu của Poudel và cộng sự (2012)6 đã chỉ ra một số chỉ số liên quan đến tác động QTRRTD tới thu nhập của ngân hàng. Các chỉ số được nghiên cứu là tỷ lệ nợ xấu, chi phí cho mỗi tài sản cho vay và tỷ lệ an tồn vốn. Bằng cách phân tích BCTC của 31 ngân hàng trong khoảng thời gian mười một năm (2001-2011), kết quả cho thấy các tỷ lệ này có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của ngân hàng, trong đó tỷ lệ nợ xấu là chỉ số quan trọng nhất giúp ngân hàng dự báo được hiệu quả tài chính.
Khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng chịu tác động và ảnh hưởng từ RRTD, do không thể thu đủ nguồn vốn như đã dự kiến khiến ngân hàng không đủ khả năng để chi trả cho khách hàng rút tiền gửi cũng như khơng có tiền để tiếp tục cho vay các khách hàng mới, và buộc phải đi vay liên ngân hàng với lãi suất cao, tăng chi phí hoạt động. Ngồi ra, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng, khiến cho việc huy động vốn cũng trở nên khó khăn.
5 Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Thu Nga (2017) – “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia 2017.
6 Poudel, R. P. Sharma (2012) - “The impact of credit risk management on financial performance of commercial banks in Nepal”; International Journal of Arts and Commerce, 1(5).