Kết luận chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 76)

Mặc dù vẫn cịn một số hạn chế tồn tại nhưng nhìn chung QTRRTD của MB khá tồn diện và đáp ứng được yêu cầu cơ bản của “Hiệp ước Basel II”. Chiến lược của MB là ưu tiên tiếp cận với phân khúc khách hàng tốt tạo lợi nhuận cao thuộc các ngành và lĩnh vực ưu tiên, có khả năng mang lại lợi ích cao cho ngân hàng. Trong thời gian tới ngân hàng cũng sẽ định hướng phát triển mảng khách hàng cá nhân, bán lẻ. MB đã sử dụng mơ hình 3 tuyến phịng thủ làm mơ hình kiểm sốt RRTD, bảo đảm tách bạch và phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Hệ thống đo lường rủi ro cũng được đồng bộ và phát triển theo các tiêu chuẩn của Basel II, bảo đảm tính chính

xác và cập nhật thông tin trong việc XHTD và phân loại rủi ro. Hệ thống kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện chặt chẽ từ việc giám sát các khoản vay trước, trong và sau khi cấp tín dụng cũng như việc định kỳ kiểm tra của bộ phẩn kiểm soát tuân thủ, kiểm toán nội bộ giúp cho việc bảo đảm tuân thủ quy trình ngân hàng, kịp thời phát hiện những sai xót và có biện pháp khắc phục xử lý.

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

5.1. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng Thứ nhất là xây chiến lược QTRRTD cụ thể

MB cần xây dựng cho mình một chiến lược QTRRTD cụ thể, trong đó phải xác định được khẩu vị rủi ro mà ngân hàng mong muốn và có thể chấp nhận được so với mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng của ngân hàng, bảo đảm tăng trưởng tốt nhưng rủi ro vẫn được kiểm soát ở mức độ vừa phải. Các mức tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu mục tiêu cần thay đổi theo các năm, phù hợp với sự tăng trưởng của thị trường cũng như thực tế thực trạng tại MB qua từng kỳ thay vì đặt mục tiêu chung như nhau qua các năm. Bên cạnh đó, các chính sách cũng như những văn bản quy phạm, quy định sản phẩm, quy trình hướng dẫn nội bộ cần phải vừa rõ ràng và cụ thể để giúp nhân viên có thể hiểu được dụng ý của người đưa ra chính sách và áp dụng một cách đúng đắn; vừa phải thực tế và linh hoạt để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn. Khi ban hành những chính sách, sản phẩm hoặc quy trình mới, cần tổ chức những buổi đào tạo để hướng dẫn thực hiện, tránh hiểu sai ý hoặc khơng nắm quy trình dẫn đến những sai xót khơng đáng có. Ngồi ra, MB cũng nên thu thập ý kiến, khảo sát những khó khăn và bất cập của quy trình mới sau một thời gian áp dụng để hiểu hơn về thực tế các vấn đề có thể phát sinh và có những điều chỉnh phù hợp.

Thứ hai là hướng tới QTRRTD hồn tồn theo mơ hình tập trung

Ngân hàng nên đầu tư nguồn lực về tài chính và nhân lực để có thể tiến tới thực hiện QTRRTD theo mơ hình tập trung; bảo đảm hồn tồn phân tách được trách nhiệm cơng việc cũng như trách nhiệm pháp lý liên quan của 3 bộ phận có chức năng riêng biệt trong quy trình cấp tín dụng, thực hiện chun mơn hố giữa cơng tác bán hàng và thẩm định kiểm soát.

Trong đó việc quan trọng là xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống cơng nghệ thơng tin để có thể giảm tải nguồn lực con người vào những công việc đơn giản mà hệ thống có

thể xử lý được cũng như tăng tính chính xác trong việc xử lý số liệu, tăng tính khách quan trong việc đánh giá tín dụng khách hàng tránh những đánh giá, nhận định chủ quan. Từ đó có thể tập trung và đầu tư hơn trong việc đào tạo con người, nâng trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.

Ngân hàng cũng nên thu thập những ý kiến đóng góp và thường xuyên đánh giá lại cơ chế hoạt động của mình trong việc cấp tín dụng, bảo đảm cả 3 tuyến phòng thủ đều hoạt động hiệu quả.

Thứ ba là nâng cao trình độ chun mơn của nhân viên.

Đối với đội ngũ lãnh đạo quản trị điều hành, ngân hàng cần quan tâm đến công tác

bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị hoạt động kinh doanh, quản lý dự án đầu tư, hiểu biết pháp luật và các kiến thức về QTRRTD. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần tìm kiếm các chuyên gia giỏi để đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ lãnh đạo quản trị, điều hành nhằm nâng cao trình độ, hiểu biết về những chuẩn mực quốc tế trong công tác quản lý rủi ro nói chung và QTRRTD nói riêng để đội ngũ này có thể trở thành lực lượng nịng cốt trong việc triển khai những dự án QTRR theo cách tiếp cận các phương pháp phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng, nhân viên thẩm định và nhân viên tác nghiệp, để

xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi, chun nghiệp, có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu cơng việc, ngân hàng cần có chính sách thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực mới để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời cần phải thực hiện chuẩn hóa ngay từ bước chọn cán bộ đầu vào. Công tác đào tạo cũng cần thường xuyên được chú trọng. Đối với các nhân viên mới, MB cần đào tạo kỹ về quy trình, nghiệp vụ, tạo điều kiện để nhân viên có thể học hỏi từ đa dạng các nguồn như từ nhân viên cũ đi trước, từ cán bộ quản lý cũng như từ các khóa học tập trung, khóa học trực truyến; tránh bị lệch lạc, hổng kiến thức hoặc học những cái sai của nhân viên đi trước. Đối với các nhân viên đã có kinh nghiệm công tác, MB nên thiết kế các bài học, kiểm tra định kỳ về kiến thức nghiệp vụ của nhân viên; đảm bảo nhân viên hiểu và nắm rõ, đúng các quy trình của ngân hàng. Các khóa học nên được thiết kế

sát với thực tế, bao gồm kiến thức chuyên ngành cũng như những bài học kinh nghiệm từ chính trong MB để tăng tính gần gũi và ứng dụng.

MB cũng nên chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên các cấp nhằm tăng tính tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch quản trị rủi ro cũng như phát triển kinh doanh. Chế độ đãi ngộ cũng cần được nghiên cứu xây dựng một cách hợp lý, phù hợp với chi phí và khả năng của MB cũng như xứng đáng với khả năng của nhân viên, môi trường làm việc tốt, thân thiện, có khả năng thăng tiến tốt để nhân viên giỏi có thể gắn bó với ngân hàng lâu dài cũng như có thể thu hút được đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi có kinh nghiệm và năng lực làm việc từ bên ngoài vào.

Thứ tư là hình thành văn hóa QTRRTD trong mơi trường làm việc

Để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về rủi ro tín dụng của các nhân viên trong ngân hàng, mỗi cán bộ nhân viên nên được đặt trong mơi trường cạnh tranh, có hình thức khen thưởng và khuyến khích đối với nhân viên có thành tích trong việc phát hiện những dấu hiệu của RRTD, dấu hiệu vi phạm đạo đức trong quá trình làm việc và kịp thời báo cáo, tố giác. Ngân hàng cũng nên có hình thức răng đe hợp lý đối với các trường hợp vi phạm quy định của ngân hàng dù có tổn thất xảy ra hay khơng. Các trường hợp vi phạm và bị xử lý có thể được dùng làm bài học kinh nghiệm và được nhắc đến trong các buổi đào tạo, giúp nhân viên có ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với việc QTRR của ngân hàng.

Một trong những áp lực đối với cán bộ tín dụng đó là áp lực doanh số từ cán bộ cấp cao hơn, hoặc có những hành vi đe dọa, khơng phù hợp văn hóa QTRR tại ngân hàng; hoặc trường hợp cán bộ tín dụng làm sai nhưng cán bộ quản lý bao che. Do đó, ngân hàng nên xây dựng một bộ phận độc lập riêng biệt cùng với bộ phận nhân sự để tiếp nhận và xử lý những phản ánh; kịp thời xử lý và giải quyết nhằm tạo ra một môi trường làm việc lành lạnh.

Hoạt động đào tạo và truyền thông về ý nghĩa và tầm quan trọng quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng cũng cần được chú trọng hơn. MB nên thiết kế các buổi đào

tạo phù hợp với từng cấp độ và vị trí cơng việc cho cả cán bộ quản lý cũng như nhân viên để cập nhập về chính sách, hệ thống, cơng cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, câp nhật những phản ảnh, lỗi tác nghiệp theo từng vị trí để có thể rút ra được các bài học kinh nghiệm.

Ngồi ra MB cũng có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quản trị rủi ro tín dụng để thu hút sự quan tâm của nhân viên trong toàn ngân hàng, tạo động lực và sự quan tâm hơn trong việc QTRRTD.

Thứ năm là đầu tư cải thiện hệ thống công nghệ - thơng tin

MB cần đầu tư và hồn thiện hệ thống CNTT một cách đồng bộ, hiện đại và ổn định cao, cho phép ngân hàng có thể lượng hóa và dự báo được RRTD từ đó có thể đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng, mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động và đáp ứng chiến lược phát triển trong dài hạn. Hệ thống lưu trữ dữ liệu và thông tin phục vụ cho việc chấm điểm xếp hạng khách hàng cũng cần thường xuyên được cập nhật và nâng cấp.

MB nên phát triển hệ thống công nghệ thơng tin của mình theo hướng tự động hóa quy trình tín dụng cá nhân dưới dạng số hóa tồn bộ quy trình tín dụng: từ bước tiếp xúc, tiếp nhận thơng tin nhu cầu của khách hàng tại chi nhánh cho đến khi hồ sơ được phê duyệt, giải ngân, quản lý hồ sơ sau giải ngân. Giúp cho MB có thể theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ trực tuyến, giảm thiểu mất mát, sai sót thơng tin do trao đổi thông tin qua các kênh như email, điện thoại, hay chuyển hồ sơ giấy.

Cán bộ công nghệ thông tin cũng cần được chú trọng bồi dưỡng phát triển năng lực, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với từng đối tượng, chức danh, vị trí làm việc. Ngồi ra, hệ thống thơng tin cần thường xuyên được cập nhật để có thể cập nhật được tình hình phát triển của thị trường và định hướng phát triển cho MB, giúp cho việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng được chính xác hơn cũng như hỗ trợ cho việc dự báo rủi ro và theo dõi khách hàng.

MB cũng nên tổ chức các dự án để có thể thu thập những ý kiến đóng góp hoặc sáng kiến trong việc cải thiện hệ thống công nghệ thông tin để quản trị rủi ro tín dụng cũng như tổ chức thực hiện triển khai các dự án nghiên cứu phát triển hệ thống.

Thứ sáu là hồn thiện hệ thống các mơ hình đo lường RRTD

Để bảo đảm hiệu quả của hệ thống đo lường và XHTD nội bộ, MB cần phải rà soát định kỳ hàng năm và điều chỉnh các tiêu chí và trọng số đánh giá cho phù hợp với chính sách tín dụng và sự thay đổi của nền kinh tế thị trường.

Để hướng tới QTRRTD theo “Hiệp ước Basel II”, bên cạnh HTXHTD nội bộ theo quan điểm chuyên gia đang được tiếp tục sử dụng và cải tiến, ngân hàng cần phải phát triển các mơ hình đo lường RRTD theo phương pháp thống kê. Việc chấm điểm nên được cải thiện theo hướng tăng tỷ trọng cho các phần định lượng để tăng tính khách quan cho kết quả chấm điểm xếp hạng.

Ngồi ra, MB nên đưa mơ hình lượng hóa các thành phần rủi ro vào công tác đo lường rủi ro tín dụng của mình để có được những kết quả đo lường chính xác hơn cũng như phù hợp hơn với các tiêu chuẩn đo lường của quốc tế. Việc áp dụng mơ hình này nên thực hiện thử nghiệm tại một số chi nhánh để kiểm tra tính khả thi và ứng dụng của mơ hình trước khi áp dụng cho toàn hệ thống.

Việc phát triển, kiểm định, phê duyệt mơ hình và các ứng dụng của mơ hình chấm điểm XHTD nội bộ vào hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro cần phải được xây dựng thành các quy định rõ ràng, trong đó các quy trình thu thập thơng tin, xử lý dữ liệu để bảo đảm chất lượng và độ tin cậy của các dữ liệu đầu vào cho mơ hình cần phải được lập thành văn bản.

MB có thể thu thập và khảo sát từ các nhân viên trong ngân hàng để phát hiện và tìm ra những bất cập trong việc đo lường tín dụng; pháp hiện những sai xót của hệ thống hoặc những điểm chưa hợp lý để kịp thời khắc phục và hoàn thiện hệ thống. Bên cạnh đó, MB có thể tìm kiếm tư vấn từ các chun gia bên ngồi ngân hàng để có thể xây dựng và hồn thiện mơ hình đo lường và cảnh bảo rủi ro tín dụng của mình.

Cuối cùng là tăng cường công tác kiểm tra giám sát

Trong quá trình thực hiện cho vay, cần phải nâng cao cơng tác kiểm sốt của cán bộ lãnh đạo phụ trách, từ đó kiểm sốt được sự vận động của vốn vay trong suốt quá trình khách hàng cịn dư nợ tại ngân hàng. Để làm được điều đó, bộ phận kiểm sốt nội bộ tại các chi nhánh cần thường xuyên giám sát hoạt động, đánh giá việc chấp hành pháp luật, quy định, quy trình nội bộ do ngân hàng ban hành trong toàn hệ thống, nắm bắt và báo cáo, cảnh báo kịp thời các vụ việc, rủi ro tiềm ẩn phát sinh tại các bộ phận. Việc kiểm tra giám sát nên thực hiện thường xuyên bao gồm định kỳ và đột xuất đối với các đơn vị kinh doanh để có thể bảo đảm tính độc lập và khách quan. Ngồi ra, MB cũng cần hồn thiện hơn quy trình kiểm sốt sau đối với các ngành nghề đặt thù cũng như có những hướng dẫn cụ thể và chi tiết giúp các đơn vị có thể dễ dàng thực hiện theo các bước kiểm soát.

Đối với các chi nhánh và đơn vị kinh doanh, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm soát các khoản vay sau khi cho vay, thực hiện kiểm tra kho hàng, cơng trình dự án và tài sản đảm bảo của khách hàng định kỳ để đảm bảo hiệu quả và mục đích sử dụng vốn cũng như tình trạng các tài sản; đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng thu hồi nợ nếu có rủi ro xảy ra. Đối với các phương án tài trợ, MB cần tăng cường giám sát q trình thi cơng và thực hiện phương án vay vốn của khách hàng, đảm bảo tiến độ hợp đồng diễn ra theo đúng cam kết, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể phát sinh sau khi cho vay khách hàng.

5.2. Kết luận chương 5

Hệ thống QTRRTD của MB được đánh giá là một trong những hệ thống tốt nhất của hệ thống NHTM tại Việt Nam, tuy nhiên, hệ thống quản trị của ngân hàng vẫn còn một số hạn chế nhất định và cần hoàn thiện hơn trong tương lai. Trong đó, việc đầu tiên đó là cụ thể hóa chiến lược QTRRTD của ngân hàng với khẩu vị rủi ro cũng như mục tiêu tăng trưởng đối với từng sản phẩm của mình cũng như đối với tồn ngân hàng để có thể đưa ra những chính sách và quy định phù hợp với thực tiễn và dễ dạng áp dụng. Ngân hàng cũng cần tiến tới việc hoạt động theo mơ hình QTRR tập trung,

bảo đảm tính khách quan khi có thể phân tách được các bộ phận chức năng trong q trình cấp tín dụng. Ngoài ra, hệ thống CNTT cần được nâng cấp theo hướng định tính thay vì phương pháp chun gia để có thể dễ dàng quản lý các khoản vay và hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)