CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
3.1. Tổng quan về tăng trưởng tín dụng ngân hàng
3.1.2. nghĩa tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Bằng việc cung cấp nguồn vốn cho tất cả các ngành trong nước, tín dụng ngân hàng góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đạt được sự tăng
trưởng trong sản lượng đầu ra, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tín dụng ngân hàng gia tăng sẽ thúc đẩy gia tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thơng qua việc người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn, doanh nghiệp có thể gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tạo ra việc làm và sinh lợi trên vốn đầu tư. Nói cách khác, tín dụng ngân hàng tài trợ sản xuất, tiêu dùng và hình thành vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế có thể khuyến khích mở rộng tín dụng thơng qua nhu cầu về dịch vụ tài chính.
Lực lượng sản xuất và xã hội phát triển được biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng tín dụng. Các ngân hàng góp phần tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế thông qua việc cung cấp cung nguồn vốn tín dụng, đẩy nhanh q trình sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế mỗi quốc gia là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, do đó tín dụng ngân hàng cũng trở nên quan trọng trong việc liên kết chuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới được nhanh chóng, rút ngắn thời gian phát triển. Tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng theo chiều hướng tích cực thì nó sẽ tạo ra một lực lượng sản xuất và xã hội phát triển.
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng là biểu hiện của q trình tích tụ và tập trung sản xuất. Q trình tích tụ thể hiện ở việc tín dụng ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ thành nguồn vốn lớn bổ sung vào các cơng trình, dự án lớn, hiệu quả cao. Thơng qua tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế rút ngắn được thời gian tích lũy vốn, tăng khả năng mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Quá trình tập trung sản xuất thể hiện ở việc các doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh sẽ liên kết với nhau, tạo ra doanh nghiệp lớn mạnh hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn.
Tín dụng ngân hàng là kênh phân phối nguồn vốn từ nơi thừa sang nới thiếu góp phần cho nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, tăng tốc độ luân chuyển và trao
đổi hàng hóa, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành kinh tế. Tín dụng tăng lên nghĩa là lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng lên, và ngược lại. Qua đó, Chính phủ có thể điều hành chính sách tiền tệ của mình thơng qua các quyết định liên quan đến sự tăng trưởng tín dụng, góp phần ổn định tiền tệ và sự phát triển của nền kinh tế. Thơng qua các chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng miền