Nhận xét, đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh NHTM việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 55)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ

4.3. Nhận xét, đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thờ

Đồng Nai thời gian qua

4.3.1. Những thành tựu đạt được

Tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ln tăng trưởng một cách hợp lý qua các năm, phù hợp với mục tiêu của tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

Căn cứ vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và lạm phát theo từng năm, dựa trên nguyên tắc chung là tăng trưởng tín dụng nhưng phải đi đơi với an toàn hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, đặc biệt lĩnh vực ưu tiên, hạn chế, các ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai tập trung vốn vay cho những lĩnh vực ưu tiên và sản xuất công nghiệp, hạn chế đổ tiền vào lĩnh vực rủi ro cao là bất động sản, chứng khoán.

Tỷ lệ nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giảm dần thời gian qua, điều này thể hiện các chi nhánh NHTM đã có nhiều nỗ lực trongcơng tác xử lý nợ xấu. Ngoài ra, các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đã chú trọng hơn trong cơng tác tăng trưởng tín dụng song song với chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo an tồn cho nguồn vốn, tránh phát sinh nợ xấu.

Theo NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai, tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/03/2019 là trên 194,1 ngàn tỷ đồng, tăng gần 7% so với đầu năm. Trong đó nợ xấu ước chiếm 0,9% trên tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay tăng trưởng cao ở đối

tượng là doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, chiếm khoảng 60% trong tổng dư nợ. Lãi suất cho vay ngắn hạn 6 – 9%/năm, trung dài hạn 9 – 11%/năm.

4.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng:

Nguồn vốn huy động trên địa bàn còn tập trung ở những kênh truyền thống (huy động tiền gửi có kỳ hạn trả lãi trước, trả lãi sau; tiền gửi khơng kỳ hạn), do đó chưa tập trung hết được nguồn vốn huy động trên địa bàn. Các sản phẩm huy động vốn chưa thật sự đa dạng và tiện lợi, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.

Thời gian qua, mặc dù các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác xử lý nợ xấu, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng tránh phát sinh nợ xấu mới, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu được giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, số chi nhánh NHTM có tỷ lệ nợ xấu tăng vẫn nhiều hơn các NHTM có tỷ lệ nợ xấu giảm. Thực tế này cho thấy, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh, nhất là khi tài sản đảm bảo tiền vay hầu hết là bất động sản.

Xuất hiện tình trạng “tín dụng đen” diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế – xã hội. Điều này cho thấy mạng lưới hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, những địa bàn có mạng lưới hoạt động ngân hàng chưa tương xứng với nhu cầu tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng của người dân.

Mặc dù nguồn vốn cho vay dồi dào, nhiều doanh nghiệp chưa thật sự tiếp cận được nguồn vốn, do muốn tiếp cận được doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các tiêu chí của ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn. Trên thực tế, doanh

nghiệp nhỏ có nhu cầu vay vốn ở Đồng Nai cịn rất lớn, song đang gặp khó khăn vì khơng có đủ tài sản để thế chấp.

Ngồi ra, chính sách đào đạo nguồn nhân lực tại các chi nhánh NHTM chưa thực sự được chú trọng. Các ngân hàng chưa thật sự nhận thức rõ vai trò của từng cán bộ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ quản lý và các cán bộ tín dụng, ngồi đào tạo về chun mơn, đạo đức, phẩm chất đúng mực trong kinh doanh ngân hàng cũng cần được chú trọng và đào tạo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương bốn đã khái quát tình hình chung của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hoạt động của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Bên cạnh đó chương này cũng điểm qua hoạt động tín dụng và tình hình tăng trưởng tín dụng của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2014 – 2018. Dựa vào thực trạng về tình hình tăng trưởng tín dụng trên địa bàn để phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là cơ sở để đánh giá tác động của các yếu tố tới tăng trưởng tín dụng của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh và nguyên nhân gây ra tác động đó giúp tác giả nhận định chính xác hơn về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, làm cơ sở để tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 5.1. Tóm tắt

Tăng trưởng tín dụng ln là vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà kinh tế thể hiện qua hàng loạt các bài nghiên cứu về đề tài này trong thời gian qua. Tại Việt Nam, vấn đề tăng trưởng tín dụng cũng ln là chủ đề được quan tâm, chú ý đặc biệt.

Bài luận văn được thực hiện với mục tiêu là phân tích một cách tổng quan tình hình tăng trưởng tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cũng như xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng trên địa bàn.

5.2. Đóng góp về khoa học của bài

Tùy theo điều kiện kinh tế, đặc điểm vị trí địa lý của mỗi vùng miền mà hoạt động kinh doanh của mỗi vùng có đặc điểm, sự phát triển khác nhau. Trong hoạt động ngân hàng cũng có những đặc điểm phát triển khác nhau tùy theo nền kinh tế và đặc điểm vị trí địa lý của mỗi vùng. Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu trước đây nhưng khá ít bài nghiên cứu về hoạt động tín dụng của một tỉnh thành cụ thể, vì vậy, bài nghiên cứu này góp phần vào lý thuyết chung về tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Bài nghiên cứu này cũng nhằm xem xét kết quả phân tích thực tiễn thu được có khác so với nghiên cứu toàn hệ thống ngân hàng trên cả nước. Kết quả bài nghiên cứu cũng nhằm đưa ra những gợi ý về các chính sách, các chiến lược phù hợp với đặc điểm của vùng kinh tế Đồng Nai cho các nhà quản lý ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn, từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

5.3. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai địa bàn tỉnh Đồng Nai

5.3.1. Khuyến nghị giải pháp đối với nội bộ các chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn trên địa bàn

Vấn đề các ngân hàng cần quan tâm là nguồn vốn huy động có đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng hay khơng. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thì nhóm giải pháp tăng trưởng tiền gửi cần được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của bản thân ngân hàng và tồn hệ thống. Do đó, trong các nhóm giải pháp dưới đây, nhóm giải pháp về tăng trưởng tiền gửi và nợ xấu là nhóm giải pháp theo tác giả là các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần đặc biệt quan tâm nhất, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng.

5.3.1.1. Nhóm giải pháp về tăng trưởng tiền gửi trên địa bàn

Theo kết quả các bài nghiên cứu trước của các tác giả trong và ngoài nước và kết quả nghiên cứu trong luận văn, thì tăng trưởng tiền gửi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng tính dụng. Nhằm tăng trưởng tiền gửi, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho khách hàng dễ lựa chọn. Ngoài các sản phẩm huy động truyền thống theo kỳ hạn, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn các sản phẩm linh hoạt, các sản phẩm huy động cho người thân…nhằm phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần thường xuyên xây dựng các chương trình khuyến mại quà tặng nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền. Đẩy mạnh hình thức gửi tiền bằng điện tử vừa giúp ngân hàng gia tăng phí dịch vụ, gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, gia tăng lượng tiền gửi, hạn chế

dùng tiền mặt, giảm tải lượng khách hàng phục vụ trực tiếp tại quầy, vừa giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, linh động hơn với tiền gửi của mình. Do đó, ngân hàng cần chú trọng xây dựng các chương trình, chính sách chăm sóc đối với khách hàng sử dụng dịch vụ gửi tiền điện tử.

Tăng cường các hoạt động quảng cáo, tiếp thị hình ảnh ngân hàng nhằm thu hút chú ý của người dân, gia tăng sự tin cậy của người dân đối với ngân hàng. Các ngân hàng nên đẩy mạnh các hoạt động marketing về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, các chương trình, chính sách chăm sóc khách hàng của ngân hàng. Với thời đại cuộc sống công nghệ hiện đại như hiện nay, đây là cách hữu hiệu giúp ngân hàng thu hút được sự quan tâm, chú ý, và tin tưởng của người dân đối với ngân hàng.

Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên đối với khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ, gửi tiền cho ngân hàng. Đây là cách mà ngân hàng thể hiện sự quan tâm, sự trân trọng của ngân hàng đến khách hàng của mình mặt khác cịn gia tăng sự thu hút, làm hài lòng khách hàng.

Phát huy tối đa nguồn nhân lực một cách hiệu quả đặc biệt là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: giao dịch viên, tư vấn viên, tổng đài viên. Ngân hàng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ nhân lực đối với hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động dịch vụ của ngân hàng nói chung. Một ngân hàng có được một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, đa năng, am hiểu sâu về tất cả các lĩnh vực, tình hình kinh tế, trình độ chun mơn cao, nắm bắt rõ các sản phẩm, dịch vụ của chính ngân hàng đó và của các ngân hàng bạn sẽ là một vũ khí cực kỳ cạnh tranh với các ngân hàng khác. Bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng, cũng là những người trực tiếp tư vấn, giới thiệu sản phầm của ngân hàng mình tới khách hàng. Do đó, ngân hàng cần xây dựng một đội ngũ nhân lực mạnh, để gia tăng lượng tiền gửi huy

động nói riêng và gia tăng khách hàng của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, thực tế, cơng việc tại ngân hàng chiếm khá nhiều thời gian của nhân viên, đặc thù của công việc cần sự nhanh chóng và thời, trong khi đó, thực tế các cơng văn, các văn bản sản phẩm, chính sách lại khá dài dịng và không được cung cấp một cách kịp thời. Do đó, bên cạnh việc xây dựng tổ chức các khóa đào kỹ năng, các khóa nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, các ngân hàng cần xây dựng các văn bản, quy trình một cách cụ thể nhất, đơn giản nhất, cung cấp tài liệu một cách tóm gọn đầy đủ để đội ngũ nhân viên dễ nắm bắt, cần có tổ xử lý giải đáp thắc mắc của nhân viên một cách kịp thời và nhánh chóng để nhân viên có thể giải đáp cho khách hàng.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng: Trong thời đại cơng nghệ khoa học nói chung ngày càng phát triển, cơng nghệ ngân hàng ngày càng khẳng định vai trị của mình trong việc là sự hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động ngân hàng. Khi mà thực tế các sản phầm ngân hàng khá giống nhau và khơng có gì thực sự đặc biệt nổi trội thì yếu tố cơng nghệ, trang thiết bị, cơ sở vật chất góp phần khơng nhỏ trong quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Một ngân hàng có cơ sở vật chất sang trọng, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, gia tăng niềm tin của khách hàng từ đó góp phần gia tăng lượng tiền gửi của ngân hàng.

5.3.1.2. Nhóm giải pháp về nợ xấu

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng, do đó, muốn tăng trưởng tín dụng, các NHTM cần tích cực xử lý nợ xấu, phịng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai, đồng thời chú trọng đến chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh việc các NHTM tích cực xử lý nợ xấu thông qua phân loại đánh giá chất lượng và khả

năng thu hồi nợ để cơ cấu nợ, tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu, tích cực xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ…..), các ngân hàng còn cần tập trung vào chất lượng của hoạt động tín dụng, vừa nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh, vừa làm tăng thu nhập, bù đắp chi phí dự phịng nợ xấu hiện hữu. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm giúp các chi nhánh NHTM có thể xác định chính xác rủi ro khoản vay để đưa ra chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Đặc biệt chú trọng đến các giải pháp kiểm soát, quản lý rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro về mặt đạo đức và rủi ro hệ thống. Thực tế cho thấy, nợ xấu hiện nay xảy ra có một phần nguyên nhân là do tình trạng các nhân viên phạm pháp ngày càng tăng, đạo đức của một số nhân viên xuống cấp một cách trầm trọng, đây cũng là rủi ro khó kiểm sốt và xảy ra khó lường trước được. Vì vậy bản thân mỗi ngân hàng cần quan tâm hơn đến đạo đức đội ngũ nhân lực của mình, rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ trong quy trình xét cấp tín dụng, tránh tình trạng lợi dụng lịng tin, sự sơ hở trong quy trình để tư lợi, hay tình trạng chạy đua chỉ tiêu mà chấp nhận rủi ro bất hợp lý của cán bộ tín dụng. Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về mặt đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, đồng thời kiểm soát các rủi ro về mặt đạo đức. Cán bộ ngân hàng cũng cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn sau, nâng cao khả năng nhận diện, đánh giá, phát hiện rủi ro trong hoạt động tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần đánh giá tài sản đảm bảo phù hợp với giá cả thị trường, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng thu hồi nợ đối với tài sản đảm bảo một cách chính xác, tránh sự biến động của giá cả trên thị trường ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo, ảnh hưởng đến việc xử lý nợ vay của ngân hàng khi khách hàng vay mất khả năng thanh toán. Tăng cường cơng tác kiểm sốt sau giải ngân, kiểm soát định kỳ, kiểm soát đột

xuất nhằm đánh giá, phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro, góp phần ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra, giúp ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước và quy định của nội bộ ngân hàng.

5.3.1.3. Nhóm giải pháp về tỷ lệ thanh khoản

Bài nghiên cứu chỉ ra rằng thanh khoản ngân hàng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, do đó việc đảm bảo thanh khoản là rất cần thiết. Các ngân hàng cần xây dựng một tỷ lệ thanh khoản hợp lý và hiệu quả, tránh việc tồn đọng tiền mặt quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh NHTM việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)