CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
4.2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các CN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng
4.2.4. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
tiếp từ nước ngoài nhiều năm qua, với cơ chế tỷ giá ổn định sẽ giúp cho nhà đầu tư an tâm hơn khi chuyển vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh.
4.2.4. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đồng Nai
Qua bảng 4.5, ta có thể thấy tổng huy động vốn đều tăng qua các năm. Trong đó, tổng huy động vốn của các Chi nhánh NHTM nhà nước chiếm ưu thế ( hơn 50% trong cơ cấu huy động vốn trên địa bàn tỉnh). Mặc dù so với các Chi nhánh NHTM Cổ phần, các Chi nhánh NHTM nhà nước không chiếm ưu thế về lãi suất huy động,
nhưng với quy mô hoạt động, mạng lưới rộng khắp từ thành phố tới huyện, xã tạo lợi thế cho các CN NHTM trong huy động vốn.
Bảng 4.5: Tổng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 – 2018 Năm Loại hình NHTM Huy động vốn (tỷ đồng) 2014 2015 2016 2017 2018 NHTM nhà nước 58,491 69,639 84,096 101,416 109,695 NHTM Cổ phần 38,122 54,585 66,384 80,126 87,924
Toàn hệ thống trên địa bàn tỉnh 106,397 124,952 151,630 182,042 198,735
Nguồn: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Các chi nhánh NHTM cổ phần cũng ngày càng chứng tỏ khả năng cạnh tranh của mình, tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng thời gian qua, tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh trong hệ thống ngân hàng.
Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 – 2018
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng (%) 16.73 17.44 21.35 20.06 9.17
Nguồn: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Năm 2012, trong khi lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, người dân đã gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài nhằm hưởng được lãi suất cao trước khi lãi suất hạ. Bên cạnh đó, do nền kinh tế gặp khó khăn khiến các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không thu hồi được vốn để trả ngân hàng, dòng vốn luân chuyển chậm lại,
các ngân hàng thương mại tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, tăng trưởng tín dụng.
Năm 2013, tốc độ tăng trưởng huy động chỉ đạt 6.33% so với năm 2012, do năng lực tài chính các NHTM được cải thiện, các NHTM điều chỉnh giảm lãi suất thay vì bám sát trần huy động, tránh tạo ra chi phí vốn cao. Thay vào đó, các ngân hàng tập trung vào các gói dịch vụ sản phẩm khác chứ khơng đơn thuần là lãi suất cao nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thời gian này cũng tăng chậm lại, chất lượng tín dụng được chú trọng, nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, các NHTM cũng thận trọng trong chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn. Lãi suất huy động giảm, lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ khách hàng.
Năm 2014, tổng huy động vốn trên địa bàn tăng 16.73% so với năm 2013. Dù tăng trưởng này khơng cao nhưng phù hợp với tình hình kinh tế thời điểm này. Trong năm 2014, NHNN tiếp tục điều chỉnh hạ mặt bằng lãi suất tiền gửi và lãi suất ngoại tệ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng, tác động đến người dân đang nắm giữ ngoại tệ chuyển sang nội tệ, những khoản gửi ngắn hạn chuyển sang dài hạn để có được lãi suất cao hơn. Lãi suất huy động giảm kéo theo lãi suất cho vay giảm. NHNN vừa có nguồn thu ngoại tệ, vừa tạo nguồn vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay của các NHTM.
Năm 2015, lãi suất huy động và cho vay đều giảm nhẹ, tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng huy động 17.44% so với năm 2014, cho thấy tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả cho dù lãi suất có giảm.
Năm 2016, lãi suất huy động VNĐ được điều chỉnh tăng nhẹ đối với các kỳ hạn dài nhằm đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, lãi
suất cho vay VNĐ ổn định và ít biến động. Tổng huy động vốn trên địa bàn tăng 21.35% so với năm 2015.
Năm 2017, nhằm giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, ngành ngân hàng phải quyết liệt giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất, do đó lãi suất huy động có xu hướng giảm. Tổng huy động vốn trên địa bàn tăng 20.06% so với năm 2016.
Theo báo cáo của NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai năm 2018, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đạt hơn 190 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cuối năm 2017. Trong đó, tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt khoảng 198,4 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 12,6%; tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt hơn 11,3 ngàn tỷ đồng, giảm khoảng 24%...