Nhóm giải pháp về nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh NHTM việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ

5.3. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh

5.3.1.2. Nhóm giải pháp về nợ xấu

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng, do đó, muốn tăng trưởng tín dụng, các NHTM cần tích cực xử lý nợ xấu, phịng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai, đồng thời chú trọng đến chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh việc các NHTM tích cực xử lý nợ xấu thông qua phân loại đánh giá chất lượng và khả

năng thu hồi nợ để cơ cấu nợ, tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu, tích cực xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ…..), các ngân hàng còn cần tập trung vào chất lượng của hoạt động tín dụng, vừa nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh, vừa làm tăng thu nhập, bù đắp chi phí dự phịng nợ xấu hiện hữu. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm giúp các chi nhánh NHTM có thể xác định chính xác rủi ro khoản vay để đưa ra chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Đặc biệt chú trọng đến các giải pháp kiểm soát, quản lý rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro về mặt đạo đức và rủi ro hệ thống. Thực tế cho thấy, nợ xấu hiện nay xảy ra có một phần nguyên nhân là do tình trạng các nhân viên phạm pháp ngày càng tăng, đạo đức của một số nhân viên xuống cấp một cách trầm trọng, đây cũng là rủi ro khó kiểm sốt và xảy ra khó lường trước được. Vì vậy bản thân mỗi ngân hàng cần quan tâm hơn đến đạo đức đội ngũ nhân lực của mình, rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ trong quy trình xét cấp tín dụng, tránh tình trạng lợi dụng lịng tin, sự sơ hở trong quy trình để tư lợi, hay tình trạng chạy đua chỉ tiêu mà chấp nhận rủi ro bất hợp lý của cán bộ tín dụng. Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về mặt đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, đồng thời kiểm soát các rủi ro về mặt đạo đức. Cán bộ ngân hàng cũng cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn sau, nâng cao khả năng nhận diện, đánh giá, phát hiện rủi ro trong hoạt động tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần đánh giá tài sản đảm bảo phù hợp với giá cả thị trường, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng thu hồi nợ đối với tài sản đảm bảo một cách chính xác, tránh sự biến động của giá cả trên thị trường ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo, ảnh hưởng đến việc xử lý nợ vay của ngân hàng khi khách hàng vay mất khả năng thanh toán. Tăng cường cơng tác kiểm sốt sau giải ngân, kiểm soát định kỳ, kiểm soát đột

xuất nhằm đánh giá, phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro, góp phần ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra, giúp ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước và quy định của nội bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh NHTM việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)