CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
4.2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các CN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng
4.2.5. Tăng trưởng tín dụng và nợ xấu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Thời gian qua, tình hình kinh tế trong và ngồi nước gặp nhiều khó khăn, khiến khách hàng của TCTD cũng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khơng đủ năng lực tài chính trả nợ cho các TCTD, khiến các TCTD phải đối mặt với vấn đề là nợ xấu. Nợ xấu vừa làm hạn chế lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế, vừa ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của các TCTD trên địa bàn, cản trở sự phát triển kinh tế.
Trong năm 2012, NHNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện nhiều sai sót trong phân loại nợ của các TCTD trên địa bàn, cố tình che giấu số liệu thực tế, dẫn đến số liệu không phản ứng được thực trạng bản thân của mỗi TCTD. Bên cạnh đó, phát hiện các ngân hàng tuy có quy mơ nhỏ nhưng nợ xấu lại cao như NHTMCP Việt Thái (38,26%), NHTM CP Kiên Long (25,82%), NHTMCP Quốc dân.
Năm 2013 là năm nợ xấu trở thành mối đe dọa đối với toàn hệ thống ngân hàng, nợ xấu toàn nước tăng 23,73% so với năm 2012. Nợ xấu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai những tháng đầu năm tăng chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, phản ảnh tình hình kinh tế thời điểm này. Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh tỉnh cũng tiếp tục phát hiện những sai phạm liên quan đến phân loại nợ, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phản ánh sai lệch. NHNN trên địa bàn đã tích cực thực hiện hướng dẫn các TCTD trên địa bàn theo Thông tư 02/2013/TT – NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xủ lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh NHNN; Nghị đinh số 53/2013/NĐ – CP ngày 18/05/2013 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài snr của các TCTD Việt Nam (VAMC); Thông tư 19/2013/TT – NHNN ngày 09/09/2013 quy định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC và Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD” theo Quyết định 843/2013/QĐ – TT ngày 31/5/2013. Cuối năm 2013, NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã đạt được mục tiêu khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới mức 3%, đây được xem là mức an tồn, có thể kiểm sốt được.
Năm 2014, nợ xấu trên địa bàn Đồng Nai giảm đáng kể. Kết quả này đạt được là do các TCTD trên địa bàn thường xuyên thực hiện các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong quan hệ vay vốn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng mới để hoạt động. Các TCTD cũng chú trọng hơn vào chất lượng tín dụng, khơng đơn thuần chạy theo tăng trưởng dư nợ tín dụng như những năm trước. Các khoản nợ xấu trên địa bàn được xử lý qua các hình thức: bán nợ qua VAMC (708,8 tỷ đồng, chiếm 48.67% nợ xấu đã xử lý), bán cho các tổ chức, cá nhân khác (4,4 tỷ đồng), TCTD nhận tài sản đảm bảo thay cho nghĩa vụ trả nợ (1,44 tỷ đồng), xử lý rủi ro (439 tỷ đồng) và bằng các hình thức khác.
Năm 2015, NHNN thực hiện chủ trương của Chính phủ giải quyết triệt để các TCTD yếu kém, nâng cao năng lực tài chính cho các TCTD trên địa bàn, cải thiện nâng cao bộ máy kiểm soát, kiểm tra nội bộ giảm thiểu các hoạt động tiềm ẩn rủi ro, đưa nợ xấu xuống dưới 3%.
Đến giai đoạn năm 2016 – 2018, nhìn chung chất lượng tín dụng đã được cải thiện, các TCTD quan tâm hơn đến chất lượng tín dụng, phân loại nợ trong cơng tác hoạt động tín dụng, nợ xấu vẫn được tích cực xử lý, duy trì tỷ lệ ổn định dưới 3%, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và ổn định.