CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
4.1. Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Na
tỉnh Đồng Nai giai thời gian qua
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua Đồng Nai thời gian qua
Từ năm 2012, nền kinh tế Việt Nam được coi là thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế Đồng Nai trong từng bước phục hồi. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm trên địa bàn cao hơn tốc độ của toàn quốc, nhưng so với những năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn trong giai đoạn này tăng chậm và thấp (năm 2011 là 23.63%). Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN thực hiện trong năm 2011 bao gồm các biện pháp giảm cung tiền, nâng mức lãi suất chính sách cùng nhiều biện pháp khác nhằm kiềm chế tăng trưởng tín dụng trước tình hình lạm phát tăng mạnh vào đầu năm. Bên cạnh đó, những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô, thị trường thu hẹp, hàng hóa tiêu thụ chậm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp suy giảm năng lực tài chính, nợ xấu có xu hướng tăng, do đó nguồn tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ thơng qua việc phân nhóm tổ chức tín dụng và giao chỉ tiêu tăng trưởng phù hơp cho từng nhóm.
Năm 2013, chính sách điều hành của NHNN hướng đến tập trung hỗ trợ các đối tượng ưu tiên như hộ nơng dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động và dự án hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn năm 2013 tăng 19.26% so với năm 2012. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ nơng dân sản xuất kinh doanh, các ngân hàng còn tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng bán lẻ, đẩy mạnh
tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, các hoạt động xuất khẩu do nền kinh tế thời điểm này đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế.
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 – 2018
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 10.76% 20.95% 20.28% 23.87% 17.56%
Nguồn: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Năm 2014, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chính sách của Chính Phủ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn là 10.76%, giảm so với năm trước một phần là do sự kiện NHTM CP Đại Á sáp nhập vào NHTM CP Phát triển TP.HCM, khiến dư nợ tín dụng trên tồn hệ thống giảm đáng kể. Bên cạnh đó, các NHTM kiểm sốt hoạt động tín dụng chặt chẽ hơn, không chỉ quan tâm đến tăng trưởng mà cịn tập trung vào chất lượng tín dụng nhằm hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn.
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 20.95% so với năm 2014, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2015, cho thấy dịng vốn được tổ chức tín dụng tích cực bơm ra cung ứng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy hoạt dộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng cũng được phân bổ một cách hợp lí vào các lĩnh vực trên địa bàn theo chỉ thị của Chính Phủ và tình hình kinh tế, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015”, trong năm tiếp tục kiểm soát, sát nhập, cơ cấu lại các ngân hàng hoạt động yếu kém gắn với xử lý nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro đổ vỡ cho toàn hệ thống.
Thời gian quan, mặc dù hoạt động tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ, hệ thống ngân hàng trên địa bàn có sự cơ cấu lại trong năm vừa qua, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn năm 2016 tăng 20.28% so với năm 2015, đạt mục tiêu đã đề ra trong năm. Kết quả này có được nhờ Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Đồng Nai đã luôn cố gắng bám sát, triển khai đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của các cơ quan chuyên trách gồm Chỉ thị 01/CT – NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016, Chỉ thị số 02/CT – NHNN về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu, phát động chương trình kết nối ngân hàng – Doanh nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động vững mạnh và đạt hiệu quả, Nghị quyết số 19/NQ – CP và Nghị quyết 35/NQ – CP của Chính Phủ tập trung cải thiện mơi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao nhận thức của các TCTD về tăng trưởng xanh tại quyết định 403/QĐ – TTg và chỉ thị số 03/CT – NHNN. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực nông nghiệp nơng thơn vẫn được ưu tiên hỗ trợ tín dụng.
Trong năm 2017, NHNN đã tạo điều kiện để nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ ngành ngân hàng gia tăng tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Cụ thể, NHNN đã ban hành hai Quyết định 1424 và 1425 về việc điều chỉnh giảm lãi suất, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2017. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và lãi suất qua đêm liên ngân hàng được giảm 0,25% xuống còn các mức tương ứng 6,25%, 4,25% và 7,25%/năm. Đồng thời, trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT- NHNN giảm 0,5%. Trong bối cảnh đó, NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai chủ động triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách, chỉ đạo của Chính phủ để hồn thành mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung ưu tiên vốn, mở rộng tín dụng cho vay khách hàng, nhất là các khách hàng thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn chú trọng hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, hạn mức kinh tế, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Nhìn chung, hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn tương đối ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn năm 2017 tăng 23.87% so với năm 2016.
Năm 2018, Ngân hàng nhà nước xác định tín dụng chỉ tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt mức tăng chung, trong đó có tín dụng bất động sản, tín dụng tiêu dùng. Thực hiện theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng có hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; kiểm sốt quy mơ tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng và linh hoạt điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn, đi kèm với việc đảm bảo an tồn chất lượng tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tăng khoảng 17.56% so với cùng kỳ năm 2017.
4.1.2. Cơ cấu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua Đồng Nai thời gian qua
Theo bảng số liệu 4.2, khối NHTM nhà nước chiếm thị phần ưu thế trong thị phần tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Năm 2014, khối NHTM nhà nước chiếm 56,36% dư nợ cho vay của toàn hệ thống trên địa bàn tỉnh, đến năm 2018, khối này chiếm 61,33%, do đây là khối hoạt động lâu năm, hệ thống quản lý, cơ cấu bộ máy tổ chức ổn định và mạng lưới hoạt động rộng khắp.
Bảng 4.2: Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 – 2018
Năm
Loại hình NHTM
Dư nợ cho vay (tỷ đồng)
2014 2015 2016 2017 2018
NHTM Nhà nước 50,232 61,017 77,196 98,874 116,226
NHTM Cổ phần 27,273 35,807 43,249 55,264 67,963
Tổng dư nợ toàn hệ thống
trên địa bàn tỉnh 88,971 107,619 129,445 160,338 189,495
Nguồn: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Khối NHTM cổ phần và NHTM nước ngồi mặc dù có thị phần thấp hơn nhưng cũng chiếm tỷ lệ khơng nhỏ trong dư nợ cho vay của tồn hệ thống tỉnh (năm 2018, khối NHTM Cổ phần chiếm 35,86% tổng dư nợ toàn hệ thống trên địa bàn tỉnh). Điều này đã tạo ra môi trường cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, thúc đẩy bản thân mỗi ngân hàng khơng ngừng hồn thiện chất lượng dịch vụ, cải tiến, phát triển sản phẩm ngày càng đa dạng, góp phần thúc đẩy hoạt động hệ thống TCTD trên địa bàn tỉnh phát triển.