Các nghiên cứu về động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Các nghiên cứu về động lực làm việc

2.3.1 Các nghiên cứu ngồi nước

Kovach (1987) mơ tả các thang đo tạo nên sự động viên bằng mười yếu tố động viên liên quan đến thuộc tính cơng việc. Tác giả nhận thấy rằng bảng xếp hạng được tạo bởi các giám sát viên khác biệt đáng kể so với bảng xếp hạng của các nhân viên.

Simons và Enz (1995) đã thực hiện một nghiên cứu khác nhằm đánh giá lại nghiên cứu của Kovach (1995) về các yếu tố tác động đến động lực làm việc.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm điều tra xem liệu có những thay đổi nào đã xảy ra từ sau nghiên cứu của Kovach. Đối tượng khảo sảt bao gồm 278 nhân viên của 10 khách sạn khác nhau tại Mỹ và Canada. Thông qua viêc nghiên cứu, Simons và Enz đã đánh giá ảnh hưởng của 10 yếu tố tác động đến động lực làm việc được đề xuất bởi Kovach. Kết quả nghiên cứu của Simons và Enz được thể hiện qua bảng 2.1:

Bảng 2 1. Bảng xếp hạng tầm quan trọng của 10 yếu tố động viên nhân viên trong nghiên cứu của Kovach (1987) và Simons, Enz (1995)

Yếu tố tác động Kovach

(1987)

Simons và Enz (1995)

“Công việc thú vị” 1 5

“Được công nhận đầy đủ với các công việc đã thực hiện” 2 6

“Sự tự chủ trong công việc” 3 8

“Công việc ổn định” 4 2

“Lương tốt” 5 1

“Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp” 6 3

“Điều kiện làm việc tốt” 7 4

“Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên” 8 7

“Xử lý kỷ luật khéo léo và tế nhị” 9 9

“Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá

nhân” 10 10

Charles & Marshall (1992) chỉ ra rằng điều kiện làm việc và thu nhập có ảnh hướng đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Bahamas, vùng Caribe.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) đã vận dụng và phát triển thang đo động viên nhân viên của mơ hình Kovach (1987). Nghiên cứu đã khảo sát 445 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trên địa bàn TP.HCM, kết quả đã đưa ra 4 nhóm yếu tố tạo động lực được sắp xếp theo thứ tự quan trọng như sau: “Chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý”, “Thương hiệu của công ty”, “Quan hệ trong công việc”, “Công việc phù hợp”.

Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014) đã thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp và sản xuất ở tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama)” vận dụng mơ hình Kovach (1987) và thang đo Likert 5 bậc. Nghiên cứu khảo sát 215 nhân viên công ty Lilima, kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động nhiều nhất đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn theo thứ tự quan trọng thấp dần như sau:“Lương và chế độ”,“Mối quan

hệ đồng nghiệp”, “Điều kiện làm việc” và“Mối quan hệ lãnh đạo”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)