Đo lường động lực làm việc của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1 : NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đo lường động lực làm việc của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương hiện nay

Dương hiện nay

Tác giả xây dựng nghiên cứu gồm 30 biến quan sát vậy kích thước mẫu là 5x30=150 (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc thì quy mơ mẫu ít nhất phải bằng 4 đến 5 lần số biến quan sát). Tuy nhiên, để hạn chế sai sót, hư hỏng trong q trình thu thập dữ liệu, tác giả tăng cỡ mẫu lên 200. Có 1 phiếu khảo sát được thu về trong tổng 200 phiếu phát ra, loại 21 phiếu trả lời không hợp lệ. Tổng có 179 bảng kết quả kháo sát được đưa vào phân tích.

Bảng 3. 1.Mơ tả mẫu khảo sát

Phân loại Mẫu Tỷ lệ

Giới tính Nam 107 59.8%

Nữ 72 40.2%

Tình trạng hơn nhân Đã kết hơn 76 42.5%

Độc thân 103 57.5% Độ tuổi Dưới 25 tuổi 14 7.8% 25 đến 30 tuổi 132 73.7% Trên 30 tuổi 33 18.4% Trình độ học vấn Sau đại học 5 2.8% Đại học 156 87.2% Dưới đại học 18 10.1%

Thời gian công tác

Dưới 1 năm 14 7.8%

Từ 1 năm đến 3 năm 121 67.6%

Phân loại Mẫu Tỷ lệ

Thu nhập

Dưới 10 triệu 80 44.7%

Từ 10 triệu ~ 15 triệu 71 39.7%

Từ trên 15 triệu ~ 20 triệu 15 8.4%

Trên 20 triệu 13 7.3%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Để đánh giá động lực làm việc hiện nay của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương, câu hỏi được đặt ra là “Hiện nay, nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương có động lực làm việc hay khơng?”. Để tìm được đáp án cho câu hỏi này, tác giả sẽ thực hiện đo lường trực tiếp qua các biến quan sát.

Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) định nghĩa “Động viên nói chung thể hiện trạng thái, cảm xúc chung của nhân viên như sự hứng thú, tâm trạng phấn khởi, cảm nhận thôi thúc thực hiện công việc”. Tác giả sử dụng thang đo động lực chung gồm 3 biến quan sát sau đây:

 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú, đam mê khi thực hiện công việc hiện tại  Anh/chị thấy được động viên trong công việc hiện tại

 Anh/chị thường thực hiện công việc với tâm trạng tốt nhất

Dựa trên kết quả khảo sát của 179 nhân viên, bảng 3.2 có thể cho thấy được thực trạng làm việc hiện nay của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương:

Bảng 3. 2. Đo lường động lực làm việc của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương

STT Nội dung Trung bình

1 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú, đam mê khi thực hiện công việc hiện tại

2.92

2 Anh/chị thấy được động viên trong công việc hiện tại 3.23

3 Anh/chị thường thực hiện công việc với tâm trạng tốt nhất 3.18

Dựa vào kết quả khảo sát, có thể thấy hiện nay nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương khơng tìm thấy sự hứng thú và đam mê trong công việc, mức điểm được ghi nhận là khá thấp đạt 2.92 điểm. Nhân viên làm việc với tâm trạng chưa

phải là tốt nhất (3.18 điểm), phần lớn nhân viên chỉ làm việc vì thu nhập chứ khơng vì hứng thú với cơng việc. Đặc biệt, áp lực khối lượng công việc lớn tại VCB Bình Dương làm cho nhân viên chỉ làm việc chỉ tiêu quán tính, cảm thấy nhàm chán và khơng cịn giữ được những nhiệt huyết cơng việc như những ngày đầu. Tinh thần tự nguyên làm việc của nhân viên không cao, họ làm việc trong tâm thế “phải làm” khơng có sự tự nguyện, tìm tịi học hỏi những điều mới mẻ trong công việc mà chỉ nhằm mục đích hồn thành cơng việc cấp trên giao, đạt các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Nhân viên cảm thấy được động viên trong công việc ở mức độ trung bình (3.23 điểm), chứng tỏ những chính sách động viên hiện nay chưa thỏa mãn nhân viên. Theo kết quả phỏng vấn một số lãnh đạo của các phòng ban, hiện nay nhân viên của họ thực hiện công việc với thái độ phục tùng các chỉ đạo từ cấp trên, thiếu chủ động trong việc đặt câu hỏi và tìm ra giải pháp. Nhân viên ít đưa ra những ý kiến đóng góp mới, hay khơng cịn sự tranh luận tích cực, thảo luận sơi nổi như trước đây. Bên cạnh đó, nhân viên cũng có dấu hiện thường xuyên đi trễ hoặc vắng mặt hơn trước đây, họ ăn trưa hoặc giải lao giữa giờ làm việc lâu hơn, khơng cịn những lời chào vui vẻ khi tới ngân hàng hoặc lúc ra về, trái lại nhân viên tỏ ra ít muốn giao tiếp với những người xung quanh. Đặc biệt hơn, theo đánh giá của các trưởng phó phịng, thì nhân viên của họ dần trở nên “an phận thủ thường”, khơng cịn muốn phấn đấu để đạt chỉ tiêu, ngại đổi mới thì có thể họ đã khơng cịn nhiều động lực như trước nữa. Ví dụ điển hình là số lượng các chỉ tiêu đạt được do Trung ương đưa ra giảm đi rất nhiều so với trước đây.

Khi được hỏi rằng “Bạn có đang tìm được động lực trong cơng việc?” thì phần lớn câu trả lời nhận được là “Không”. Phần lớn nhân viên đều không cảm thấy thỏa mãn với những gì họ nhận được so với cơng sức làm việc. Nhân viên có cảm giác nhàm chán công việc hiện tại và có xu hướng tìm kiếm cơng việc khác mang lại nhiều thử thách hơn. Mơi trường khơng có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp trong tương lai cũng là một trong những nguyên nhân mà nhân viên đưa ra khi được thực hiện phỏng vấn.

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy động lực làm việc của nhân viên VCB Bình

Dương hiện nay đang có dấu hiệu giảm đáng kể. Nếu tiếp tục duy trì tinh thần làm việc như hiện tại, chi nhánh khó có thể đạt được hiệu quả kinh doanh như mong đợi cũng như chỉ tiêu được Trung ương giao, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên địa bàn.

Vậy tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu động lực làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)