.Mô tả mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 37)

Phân loại Mẫu Tỷ lệ

Giới tính Nam 107 59.8%

Nữ 72 40.2%

Tình trạng hơn nhân Đã kết hơn 76 42.5%

Độc thân 103 57.5% Độ tuổi Dưới 25 tuổi 14 7.8% 25 đến 30 tuổi 132 73.7% Trên 30 tuổi 33 18.4% Trình độ học vấn Sau đại học 5 2.8% Đại học 156 87.2% Dưới đại học 18 10.1%

Thời gian công tác

Dưới 1 năm 14 7.8%

Từ 1 năm đến 3 năm 121 67.6%

Phân loại Mẫu Tỷ lệ

Thu nhập

Dưới 10 triệu 80 44.7%

Từ 10 triệu ~ 15 triệu 71 39.7%

Từ trên 15 triệu ~ 20 triệu 15 8.4%

Trên 20 triệu 13 7.3%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Để đánh giá động lực làm việc hiện nay của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương, câu hỏi được đặt ra là “Hiện nay, nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương có động lực làm việc hay khơng?”. Để tìm được đáp án cho câu hỏi này, tác giả sẽ thực hiện đo lường trực tiếp qua các biến quan sát.

Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) định nghĩa “Động viên nói chung thể hiện trạng thái, cảm xúc chung của nhân viên như sự hứng thú, tâm trạng phấn khởi, cảm nhận thôi thúc thực hiện công việc”. Tác giả sử dụng thang đo động lực chung gồm 3 biến quan sát sau đây:

 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú, đam mê khi thực hiện công việc hiện tại  Anh/chị thấy được động viên trong công việc hiện tại

 Anh/chị thường thực hiện công việc với tâm trạng tốt nhất

Dựa trên kết quả khảo sát của 179 nhân viên, bảng 3.2 có thể cho thấy được thực trạng làm việc hiện nay của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương:

Bảng 3. 2. Đo lường động lực làm việc của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương

STT Nội dung Trung bình

1 Anh/chị ln cảm thấy hứng thú, đam mê khi thực hiện công việc hiện tại

2.92

2 Anh/chị thấy được động viên trong công việc hiện tại 3.23

3 Anh/chị thường thực hiện công việc với tâm trạng tốt nhất 3.18

Dựa vào kết quả khảo sát, có thể thấy hiện nay nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương khơng tìm thấy sự hứng thú và đam mê trong công việc, mức điểm được ghi nhận là khá thấp đạt 2.92 điểm. Nhân viên làm việc với tâm trạng chưa

phải là tốt nhất (3.18 điểm), phần lớn nhân viên chỉ làm việc vì thu nhập chứ khơng vì hứng thú với cơng việc. Đặc biệt, áp lực khối lượng cơng việc lớn tại VCB Bình Dương làm cho nhân viên chỉ làm việc chỉ tiêu quán tính, cảm thấy nhàm chán và khơng cịn giữ được những nhiệt huyết cơng việc như những ngày đầu. Tinh thần tự nguyên làm việc của nhân viên không cao, họ làm việc trong tâm thế “phải làm” khơng có sự tự nguyện, tìm tịi học hỏi những điều mới mẻ trong cơng việc mà chỉ nhằm mục đích hồn thành công việc cấp trên giao, đạt các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Nhân viên cảm thấy được động viên trong cơng việc ở mức độ trung bình (3.23 điểm), chứng tỏ những chính sách động viên hiện nay chưa thỏa mãn nhân viên. Theo kết quả phỏng vấn một số lãnh đạo của các phòng ban, hiện nay nhân viên của họ thực hiện công việc với thái độ phục tùng các chỉ đạo từ cấp trên, thiếu chủ động trong việc đặt câu hỏi và tìm ra giải pháp. Nhân viên ít đưa ra những ý kiến đóng góp mới, hay khơng cịn sự tranh luận tích cực, thảo luận sơi nổi như trước đây. Bên cạnh đó, nhân viên cũng có dấu hiện thường xuyên đi trễ hoặc vắng mặt hơn trước đây, họ ăn trưa hoặc giải lao giữa giờ làm việc lâu hơn, khơng cịn những lời chào vui vẻ khi tới ngân hàng hoặc lúc ra về, trái lại nhân viên tỏ ra ít muốn giao tiếp với những người xung quanh. Đặc biệt hơn, theo đánh giá của các trưởng phó phịng, thì nhân viên của họ dần trở nên “an phận thủ thường”, khơng cịn muốn phấn đấu để đạt chỉ tiêu, ngại đổi mới thì có thể họ đã khơng cịn nhiều động lực như trước nữa. Ví dụ điển hình là số lượng các chỉ tiêu đạt được do Trung ương đưa ra giảm đi rất nhiều so với trước đây.

Khi được hỏi rằng “Bạn có đang tìm được động lực trong cơng việc?” thì phần lớn câu trả lời nhận được là “Không”. Phần lớn nhân viên đều không cảm thấy thỏa mãn với những gì họ nhận được so với cơng sức làm việc. Nhân viên có cảm giác nhàm chán công việc hiện tại và có xu hướng tìm kiếm công việc khác mang lại nhiều thử thách hơn. Mơi trường khơng có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp trong tương lai cũng là một trong những nguyên nhân mà nhân viên đưa ra khi được thực hiện phỏng vấn.

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy động lực làm việc của nhân viên VCB Bình

Dương hiện nay đang có dấu hiệu giảm đáng kể. Nếu tiếp tục duy trì tinh thần làm việc như hiện tại, chi nhánh khó có thể đạt được hiệu quả kinh doanh như mong đợi cũng như chỉ tiêu được Trung ương giao, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên địa bàn.

Vậy tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu động lực làm việc.

3.2. Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương viên ngân hàng VCB Bình Dương

Nghiên cứu ghi nhận đánh giá của nhân viên ngân hàng VCB Bình Dương thơng qua hệ thống khảo sát nội bộ “EES” tại công ty. Một thông báo thực hiện khảo sát được gửi đến từng email cá nhân của nhân viên. Kết quả thu thập được tổng hợp và phân tích nhằm đánh giá mức độ quan trọng và thể hiện của các yếu tố tạo động lực làm việc tại ngân hàng VCB Bình Dương. Thêm vào đó, để có những đánh giá chính xác và khách quan về công tác tạo động lực cho nhân viên tại VCB Bình Dương, tác giả tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo và Trưởng phịng Hành chính để xác định rõ nguyên nhân của vấn đề sau khi tổng hợp kết quả khảo sát.

Bảng 3. 3. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát các yếu tố tạo động lực làm việc của nhân viên Vietcombank

Nhận xét: Dựa trên kết quả phân tích tổng qt, có thể thấy rằng cả 6 yếu tố

được xác định đều có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, hiện nay mức độ thể hiện vẫn chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên. Như vậy, để hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, tác giả sẽ đi phân tích chi tiết, cụ thể các khía cạnh của từng yếu tố.

3.2.1. Thực trạng yếu tố “Công việc phù hợp”

Thực trạng:

Do đặc thù cơng việc của từng phịng ban mà mỗi phịng sẽ có những u cầu về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc khác nhau.

Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là dịch vụ nên nguồn nhân lực đòi hỏi sự sáng tạo và năng động để chăm sóc khách hàng. Ngồi các vị trí u cầu nhiều kinh nghiệm, Vietcombank ưu tiên các đối tượng là sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc có kinh nghiệm từ 1- 2 năm, họ sẽ trải qua vòng sơ loại hồ sơ. Đây là một trong những vịng đầu tiên trong quy trình tuyển dụng của Vietcombank trên toàn quốc, áp dụng cho tất cả các chi nhánh nhằm lọc ra những ứng cử viên có trình độ chun mơn tốt, được đào tạo từ các trường đại học uy tín trên cả nước. Các ứng viên vượt qua vòng thi sơ loại hồ sơ sẽ tiếp tục tham dự vòng thi trực tuyến bao gồm 2 nội dung là chuyên môn và tiếng Anh dưới hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, dưới sự quan sát và coi thi chặt chẽ từ các giám thị chi nhánh và giám thị từ TW. Sau khi vượt qua vòng thi trực tuyến về kiến thức, các ứng viên sẽ vào vòng phỏng vấn với hội đồng tuyển dụng của chi nhánh (bao gồm ban giám đốc và các trưởng phó phịng trong chi nhánh). Sau các vịng thi chính thức này, các ứng viên ưu tú và phù hợp nhất sẽ trở thành nhân viên của Vietcombank Bình Dương. Sau thời gian thử việc tại phịng ban mà mình ứng tuyển khoảng 2 tháng, nhân viên sẽ được ký hợp đồng chính thức có thời hạn 1 năm và nhiều năm sau đó, do đó có 62.5% nhân viên đánh giá công việc phù hợp với năng lực của họ. Tuy nhiên trong thực tế, mỗi nhân viên đảm nhiệm một phần công việc trong nhiệm vụ mỗi phịng ban theo quy trình ngân hàng, vì vậy cơng việc khơng có sự thay đổi nhiều, do đó sau một khoảng thời gian làm việc nhân viên bắt đầu cảm thấy nhàm chán với công việc hiện tại, họ

cảm thấy năng lực của mình vượt trên u cầu cơng việc hiện tại, họ mong muốn thực hiện đa dạng nhiều công việc hơn. Hơn thế nhân viên làm việc lâu ngày trong môi trường căng thẳng, áp lực khiến họ cảm thấy bị mất đi tinh thần làm việc.

Bảng 3.5 đưa ra đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên Vietcombank Bình Dương năm 2016~2018

Bảng 3. 5. Đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của nhân viên Vietcombank Bình Dương năm 2018~2018

Năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Điểm đánh giá hoàn thành

công việc 8.75 8.25 8

(Nguồn: Số liệu phịng hành chính nhân sự)

Bảng 3.6 đưa ra đánh giá của Ban giám đốc về xếp loại thi đua trong năm 2018 của các phòng/ban.

Bảng 3.6. Đánh giá xếp loại thi đua của các phòng ban

Phòng/ban Xếp loại

Phòng giao dịch Thủ Dầu Một B

Phòng giao dịch Phú Chánh B

Phòng giao dịch Tân Uyên B

Phòng/ban Xếp loại Phòng giao dịch VSIP B Phòng Khách hàng bán lẻ A Phòng Khách hàng doanh nghiệp C Phòng Quản lý nợ B Phòng dịch vụ khách hàng A Phịng kế tốn B Phịng hành chính nhân sự B Phòng ngân quỹ C

Áp lực và khối lượng công việc cao khiến nhân viên cảm thấy bị căng thẳng, u cầu chun mơn hóa cơng việc cao làm cho cơng việc của họ chỉ có “chiều sâu” nhưng không được mở rộng, đây là lý do chủ yếu làm cho nhân viên cảm thấy bị nhàm chán và khơng có sự kích thích đối với họ, có tới 37.5% nhân viên cho ý kiến bình thường và khơng cảm thấy thú vị trong công việc hiện tại.

Trong q trình làm việc, nhân viên được phân cơng và thực hiện theo bảng phân công công việc. Định kỳ hàng tuần, nhân viên báo cáo với Trưởng/phó phịng về tiến độ thực hiện công việc và thông qua đó đánh giá mức độ thực hiện cơng việc hàng quý để xếp loại thi đua. Tuy nhiên, ban lãnh đạo chủ yếu đánh giá nhân viên dựa trên mức độ quan trọng của công việc mà chưa căn cứ vào những cố gắng, nỗ lực của nhân viên trong q trình họ thực hiện cơng việc, khiến nhân viên cảm thấy cấp trên không quan tâm đến những gì họ làm. Có 25,1% nhân viên hài lịng về phân cơng cơng việc của cấp trên. Bên cạnh đó, 46.9% nhân viên cảm thấy cấp trên phân công công việc chưa hợp lý, tình trạng này đa số xảy ra tại các bộ phận tín dụng và kế tốn vì họ cho rằng trách nhiệm cơng việc chưa phân công rõ ràng giữa các nhân viên, họ cảm thấy bất công tại sao cùng phịng, cùng chức danh nhưng có người làm nhiều việc, người làm ít việc nhưng quyền lợi, thu nhập lại như nhau.

Vietcombank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với môi trường làm việc chuyên nghiệp, do đó nhân viên cảm thấy yên tâm và ổn định khi làm việc tại Vietcombank. Chi nhánh ln có cơng việc được bố trí, sắp xếp cho nhân viên thực hiện và họ không lo lắng về việc mất việc làm.

Bảng 3. 4. Kết quả khảo sát yếu tố “Công việc phù hợp”

Tầm quan trọng

Độ lệch

chuẩn

Yếu tố “Công việc phù hợp” Mức độ

thỏa mãn

Độ lệch chuẩn

3.76 1.265 Công việc thú vị 2.78 1.286

3.69 1.255 Cấp trên phân chia công việc

hợp lý 2.63 1.231

3.75 1.284 Công việc phù hợp với tính

cách và năng lực

2.63 1.276

3.89 1.243 Tự chủ trong công việc 2.64 1.284

3.96 1.217 Công việc hiện tại ổn định 2.69 1.286

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

“Cơng việc phù hợp” nếu nó mang lại sự thú vị khi thực hiện, công việc phù hợp với năng lực, tính cách và sở trường của nhân viên, nhân viên được tự chủ giải quyết các cơng việc của mình, có tính ổn định lâu dài. Yếu tố này được nhân viên đánh giá có tầm quan trọng khá 3.76 điểm và mức độ thỏa mãn hiện tại là 2.78 điểm.

Nhân viên Vietcombank Bình Dương chưa có sự tự chủ trong công việc (2.64 điểm). Nhân viên biết cách sắp xếp cơng việc cho chính mình, họ biết phân tích cơng việc rồi từ đó xác định đâu là cơng việc quan trọng nhất để ưu tiên thứ tự thực hiện tuy nhiên việc thực hiện phải thơng qua báo cáo đến lãnh đạo phịng duyệt từ những việc nhỏ nhất.

Đánh giá: Theo kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố về sự phù hợp công việc

vẫn chưa thỏa mãn được mong đợi của nhân viên. Cụ thể, Vietcombank Bình Dương chưa tạo điều kiện để nhân viên tự chủ trong cơng việc của mình.

3.2.2. Thực trạng yếu tố “Thu nhập và phúc lợi”

Thực trạng:

Hệ thống thù lao tại Ngân hàng bao gồm 03 phần chính: tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi.

(a) Tiền lương

Đây là bộ phận thể hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động. Nắm được vấn đề đó, trong những năm qua, Vietcombank ln chú trọng cải thiện chính sách tiền lương của Ngân hàng cho cán bộ nhân viên theo hướng cạnh tranh cũng như kết hợp hài hịa lợi ích giữa người lao động và Ngân hàng. Mức lương của nhân viên Vietcombank khá cao và luôn tăng qua các năm, cụ thể:

ĐVT: triệu đồng

Năm 2016 2017 2018

Thu nhập (BQ) 18.1 20.9 28

Kết cấu tiền lương: bao gồm 02 phần: lương cố định (V1) và lương theo hiệu quả kinh doanh (V2)

Phần lương cố định (Quỹ tiền lương cơ bản): Đây là phần lương dùng để trả

cho tất cả nhân cán bộ nhân viên trong danh sách nhằm đảm bảo đời sống cho nhân viên mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

Trong đó:

* Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu theo qui định x hệ số lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có).

Trường hợp người bị đình chỉ cơng việc: Trong thời gian bị đình chỉ cơng việc để xác minh, người bị đình chỉ cơng việc được hưởng 50% tiền lương tối thiểu (điều 92 BLLĐBS). Sau khi xác minh khơng có sai phạm phải xử lý kỹ luật thì được trả lương bằng mức 100% tiền lương tối thiểu cho thời gian bị đình chỉ cơng việc.

Phụ cấp: là các khoản chi bổ sung cho người lao động thường xuyên tùy vào

đặc điểm công việc. Phụ cấp của Ngân hàng gồm 02 loại chính:

+ Phụ cấp cơng tác phí:

Đối tượng được hưởng: tất cả các nhân viên làm việc tại vị trí Cán bộ Quan hệ khách hàng, Cán bộ tín dụng.

Mức hưởng: 400.000 đồng/người/tháng.

+ Phụ cấp độc hại:

Đối tượng được hưởng: Áp dụng cho các nhân viên làm cơng việc có tính chất thường xun phải tiếp xúc với môi trường độc hại theo quy định của Luật lao động, cụ thể bao gồm: Nhân viên ngân quỹ, giao dịch viên, cán bộ tin học thường xuyên làm việc trong phòng máy chủ.

Mức hưởng: 200.000 đồng/người/tháng+hiện vật (hoặc 15.000 đồng/ngày công phát sinh).

Thời gian chi trả lương: Lương của nhân viên được chi trả hàng tháng chia

làm 2 kỳ, kỳ 1 vào ngày 15: chi trả lương cơ bản, kỳ 2 vào ngày làm việc cuối cùng của tháng: chi trả lương kinh doanh.

Thời điểm và điều kiện nâng lương: theo quy định của Pháp luật.

Qua cách tính lương trên, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Ngân hàng đang áp dụng thang bảng lương theo quy định của Pháp luật đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)