Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở đà nẵng (Trang 25 - 26)

Hải Dương là một tỉnh của đồng bằng Sông Hồng. Tháng 1 năm 1997, Hải Dương được tách ra từ tỉnh Hải Hưng. Tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 1.648,2 km2, đất nông nghiệp là 1.254,26 km2, chiếm 76,1 % tổng diện tích. Dân số trên 1,7 triệu người. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, mà chủ yếu là trồng cây lương thực, cây ăn quả và chăn ni gia súc, trong đó ngành trồng trọt là ngành sản xuất chính, tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm.

Những năm qua, việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp của tỉnh đã được lãnh đạo các cấp của tỉnh quan tâm. Những biện pháp mà đảng bộ, chính quyền tỉnh Hải Dương đưa ra là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn liền với thâm canh tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, phát triển công nghiệp nông thơn, hỗ trợ tín dụng.. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Bằng nhiều biện pháp và chỉ đạo tập trung, đến nay, tỉnh Hải Dương đã xây dựng và phát triển trên 10 khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung như: Khu cơng nghiệp Tiền Trung - Nam Sách, diện tích trên 100 ha; Tứ Minh - Lai Cách, diện tích trên 50 ha, Cụm cơng nghiệp Phú Xuân - Kim Thành , diện tích 50 ha; cụm cơng nghiệp Chí Linh, diện tích trên 1000 ha; cụm công nghiệp Nhị Chiểu - Kinh Mơn, diện tích trên 300 ha; Cờ Dỏ - Cẩm Giàng, diện tích trên 30 ha; Hải Dương - Gia Lộc, diện tích trên 150 ha... Ngồi ra, tỉnh cũng quan tâm phát triển nhiều điểm công nghiệp nông thôn và làng nghề gắn liền với các thị trấn, thị tứ ven quốc lộ 5A, quốc lộ 183...

Đến nay, Hải Dương có trên 54 làng nghề theo tiêu chí làng nghề của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn gồm: 8 làng nghề thêu ren, 11 làng nghề đan tre, 10 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, 9 làng nghề mộc, 10 làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp (kim hồn, gốm, đá, sứ, đóng giầy, dệt

mũi, dệt thảm..). Các làng nghề sản xuất ra 72 loại sản phẩm khác nhau, thu hút khoảng 30.000 lao động, trong đó chủ yếu là làm nơng kiêm làm nghề. Thêm vào đó, những hoạt động tín dụng ở Hải Dương đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp của Tỉnh.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở đà nẵng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w