- Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp; hội thảo
3.2.4. Thực hiện lồng ghép nhiều chương trình vào việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
việc làm cho lao động nông nghiệp
Đây là giải pháp nhằm tạo bước chuyển tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn, nhằm
tạo ra nhu cầu mới, tăng việc làm, giảm tình trạng thiếu việc làm, tăng năng suất lao động, để làm được việc đó, cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh thu hút vốn và đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
- Thành phố cần tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thơn. Có chính sách hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông nghiệp, nông thôn theo quy hoạch tổng thể phát triển thành phố đến năm 2020. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nơng thơn phát triển đồng bộ thì mới thu hút các doanh nghiệp về nông thôn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mới tạo nhiều chỗ làm mới cho lao động nơng nghiệp, nơng thơn.
- Thành phố cần có cơ chế tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn, tranh thủ tối đa, khai thác hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp từ các quỹ hỗ trợ của nhà nước, cùng với đầu tư đúng mức của thành phố cho phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.
- Thành phố cần có cơ chế huy động các ban, ngành, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể trong việc bảo đảm với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn để người lao động nông nghiệp được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất để tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Thành phố cần có hình thức huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn tích luỹ từ bản thân nhà sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Các cấp hội, đồn thể đẩy mạnh nhiều hình thức tạo vốn quay vịng giúp người lao động nông nghiệp đầu tư phát triển sản xuất.
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp.
Thường xuyên làm tốt công tác chuyển giao nghiệp vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là biện pháp quan trọng giúp người lao động nơng nghiệp nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nội bộ ngành theo hướng nông nghiệp đơ thị. Muốn vậy thì phải chỉ đạo chặt chẽ các cấp, các tổ chức liên quan như các cấp hội, đồn thể từ thành phố đến cơ sở, mà chủ cơng là Hội Nông dân thành phố phối hợp đẩy mạnh thường xuyên công tác chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp như tập huấn IPM, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải IPM, tập huấn chuyển giao công nghệ chuyên canh rau sạch, trồng hoa.. và chú trọng tổ chức hiệu quả các hội thảo đầu bờ để chuyển giao công nghệ cho nông dân.
Ba là, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
Người lao động nông nghiệp nhất là khu vực nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc hướng nghiệp và tìm kiếm việc làm. Vì vậy các trung tâm dịch vụ việc làm giữ vai trò rất quan trọng. Trung tâm dịch vụ việc làm chính là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động; là nơi tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm; đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho người lao động. Trung tâm cần tăng cường các giao dịch việc làm trên địa bàn hướng về nông nghiệp, nông thôn để người lao động nơng thơn có cơ hội tiếp cận với nhà doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm được thuận lợi.
Thời gian qua, Trung tâm dịch vụ việc làm của Đà Nẵng đã hoạt động khá hiệu quả với vai trò là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung ở khu vực thành thị, chưa mở rộng đến khu vực nông thôn, nên số người lao động ở nơng thơn tìm kiếm việc làm qua kênh này chưa nhiều. Trong những năm tới, cần tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm theo hướng chủ yếu sau:
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ việc làm. Nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức, phải vì dân mà phục vụ.
- Quy hoạch mạng lưới dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường. Đẩy mạnh sự phối hợp của các hội, đoàn thể từ quận, huyện đến xã, phường tham gia vào lĩnh vực giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Đa dạng hoá các hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm như xây dựng trang thông tin về thị trường sức lao động, thị trường việc làm, tổ chức gặp gỡ giữa người tìm việc làm và người sử dụng lao động. Tổ chức tốt, thường xuyên các hội chợ việc làm đến các phường và các xã.
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ việc làm, kiên quyết xử lý các hành vi trái quy định của pháp luật.