Khi mới thành lập, Thành phố có 5 quận và 1 huyện (khơng kể huyện đảo Hồng Sa). Kết cấu hạ tầng rất thấp kém, không đồng bộ, sản xuất kinh doanh chưa phát triển, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn nhất là vùng nơng thơn. Trước tình hình đó, lãnh đạo Thành phố quyết tâm xây dựng, phát triển thành phố Đà Nẵng đúng tầm là cửa ngõ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tận dụng lợi thế và sự đầu tư của Trung ương, Đà Nẵng đã nỗ lực, từng bước xố đói giảm nghèo, vươn lên phát triển tương đối toàn diện với tốc độ nhanh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng với tốc độ khá cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2010 ước đạt 50,5%, công nghiệp - xây dựng: 46,5%, nông nghiệp 3,0%. Thu ngân sách tăng ổn định qua các năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, bình quân 10,1%/năm; tỷ trọng chế biến, chế tác sản phẩm được nâng lên, các sản phẩm chủ lực được đầu tư phát triển. Nhiều khu công nghiệp được đầu tư xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn. Thành phố không triển khai các dự án có thể gây ơ nhiễm mơi trường. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng theo hướng tăng dần giá trị chế biến, giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP. Chăn nuôi từng bước được tổ chức lại theo phương thức công nghiệp. Quản lý rừng được chú trọng. Thuỷ sản được quan tâm đầu tư cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến ... Nơng thơn có nhiều thay đổi; các hình thức dịch vụ phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn được khuyến khích phát triển; nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được chú trọng thực hiện.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng. Tốc độ tăng trưởng bình qn 17% /năm, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung của Thành phố. Tổng sản phẩm nội địa tăng bình quân 11%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng gấp 2,2 lần so với 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân cả nước.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị nhất là về giao thơng, cấp điện, cấp thốt nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải tăng nhanh và từng bước được đồng bộ, hoàn thiện; hàng trăm tuyến đường mới khang trang, nhiều cây cầu mới, hiện đại. Trật tự quản lý đô thị được đi vào nền nếp, ý thức chấp hành pháp luật được nâng cao. Các dịch vụ đô thị được hình thành và phát triển, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Hệ thống điện chiếu sáng, vườn hoa, cây xanh được tăng cường, vệ sinh môi trường, văn minh đơ thị chuyển biến tích cực..
Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng và phát triển Thành phố về kinh tế, các lĩnh vực văn hoá - xã hội của Thành phố cũng có những bước phát triển nhiều mặt. Giáo dục đào tạo được đầu tư phát triển. Hoạt động khoa học cơng nghệ có chuyển biến tích cự; nguồn lực khoa học và công nghệ được tăng cường đầu tư theo hướng ưu tiên khoa học ứng dụng.
Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm đầu tư phát triển, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố; năm 2007, 100% xã, phường của thành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Hoạt động văn hoá thể thao quần chúng phát triển. Thể thao thành tích cao được chú trọng. Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, gắn với từng bước thực hiện công bằng xã hội. Cơng tác xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm .. được quan tâm và đạt kết quả cao.
Với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng và đặc điểm kinh tế - xã hội của Đà Nẵng nêu trên có ảnh hưởng lớn đến việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp.
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAOĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐÀ NẴNG ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐÀ NẴNG