Cùng với sự phát triển chung của cả nước, của các ngành nghề, lực lượng lao động nói chung và trong nơng nghiệp ở Đà Nẵng nói riêng có chuyển biến tích cực về số lượng lẫn chất lượng.
Về số lượng: lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn Đà Nẵng tăng lên hàng năm. Sự gia tăng đó chủ yếu do sự gia tăng dân số tự nhiên của thành phố. Khi mới thành lập (1/1997), Đà Nẵng có 672.468 người đến tháng 12 năm 2005, dân số thành phố lên 779.019 người và đến năm 2009 là 890.491 người. Lực lượng lao động và lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây:
Biểu 2.4: lực lượng lao động và lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng Năm Chi tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Dân số trung bình (người) 779.019 792.572 806.744 822.178 890.490 Lực lượng lao động (người) 386.487 387.277 399.550 406.067 442.818 Lực lượng lao động trên
dân số trung bình (%) 49,61 48,86 49,52 49,38 49,72 Lực lượng lao động nông
nghiệp (người) 46.945 47.668 46.513 46.634 49.898 lực lượng lao động nông
nghiệp/Tổng LLLĐ (%) 12,14 12,38 11,64 11,48 11,26
Nguồn:- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đà Nẵng - Báo cáo thống kê cân đối lao động xã hội năm 2009.
- Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2009, Nxb Thống kê.
Biểu 2.4 cho thấy, dân số bình quân và lực lượng lao động tăng liên tục qua các năm. Tính từ 2005 đến 2009, dân số Đà Nẵng tăng thêm gần 111.471 người, lực lượng lao động tăng trên 65 nghìn người. Điều đó cho thấy nguồn nhân lực ở Đà Nẵng rất dồi dào. Biểu 2.4 còn cho thấy lực lượng lao động trong nông nghiệp cũng tăng từ 2005 đến 2006, nhưng 2007 lại giảm hơn so với 2006 và tăng dần từ 2007 đến 2009, điều này cho thấy lực lượng lao động nông nghiệp tăng chủ yếu là do dân số tăng, nhưng diện tích đất nơng nghiệp liên tục giảm... Do đó số lao động thiếu việc làm trong nơng nghiệp tăng. Đồng thời q trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp đã làm cho thời gian nhàn rỗi trong nơng nghiệp tăng lên, vì vậy, lực lượng lao động nơng nghiệp thiếu việc làm và mất việc làm ngày càng nhiều. Cơ cấu lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng theo độ tuổi cũng là vấn đề đáng quan tâm, nó được thể hiện qua bảng 2.5:
Độ tuổi Số lao động (người) % so với tổng số Từ 15 đến dưới 25 6.120 12,26 Từ 25 đến dưới 35 12.592 25,23 Từ 35 đến dưới 55 21.463 43,01 Từ 55 đến dưới 60 5.373 10,76 Trên 60 4.350 8,71 Tổng số 49.898 100
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đà Nẵng, Báo cáo tình hình lao động và việc làm trong nơng nghiệp năm 2008.
Biểu 2.5 cho thấy lực lượng lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng ở độ tuổi từ 25 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ lớn, từ 15 đến 25 chiếm tỷ lệ rất thấp, điều đó cho thấy rằng các ngành phi nông nghiệp ở khu vực thành thị đã thu hút mạnh lực lượng lao động trẻ trong nông nghiệp và nơng thơn; họ tìm về thành thị để tìm kiếm việc làm và thu nhập cao hơn, cịn những người ở lại nơng thơn, sản xuất nông nghiệp rõ ràng là ở độ tuổi từ 35 trở lên, tuổi cao, sức khoẻ giảm dần, nắm bắt khoa học kỹ thuật nhất định là khó khăn, thiếu năng động, khơng có ngành nghề. Đồng thời số lao động này là lao động chính của hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp. Nếu họ nằm trong diện phải bị thu hồi đất để thực hiện đơ thị hố thì tìm kiếm một việc làm khác đối với họ là vấn đề rất khó khăn, vì vậy nguy cơ mất nguồn thu nhập chính là rất lớn.
Lực lượng lao động nông nghiệp theo cơ cấu trên là yếu tố bất lợi, là điểm yếu đối với nông nghiệp nông thôn Đà Nẵng trong sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nếu có chiến lược phát triển nơng thơn, nơng nghiệp hợp lý, tạo nhiều việc làm, có thu nhập cao thì sẽ giữ được lực lượng lao động trẻ ở lại và thu hút lực lượng lao động trẻ trở về. Đồng thời giảm bớt áp lực việc làm đối với các ngành khác ở thành thị.
Một thực tế nữa hiện nay ở Đà Nẵng cũng như cả nước là hiện tượng vừa thừa vừa thiếu lao động. Thừa lao động không những là thừa đối với lao động phổ thơng mà cịn thừa đối với lao động đã qua trường lớp, qua đào tạo có bằng cấp, rất nhiều người ra trường đại học, cao đẳng nhưng không xin được việc làm cho đúng ngành nghề đào tạo; một lượng lớn những người có bằng cấp, họ đi vào các tỉnh, thành phố khác như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, khu cơng nghiệp Dung Quốc Quảng Ngãi để làm việc. Thiếu là thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ. Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động thì người lao động khơng đủ tiêu chí về chun mơn, kỹ thuật yêu cầu của sản xuất kinh doanh, nên phần lớn vào doanh nghiệp phải được đào tạo lại hoặc phải mất thời gian tập sự lâu nên ở Đà Nẵng người ta thường nói “thừa thầy, thiếu thợ”.
Theo báo cáo kết quả khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đà Nẵng về nhu cầu tuyển dụng lao động của 500 danh nghiệp tại Đà Nẵng năm 2008, thì tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển cơng nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn (75%), lao động qua đào tạo chiếm 25% trong tổng lao động tuyển dụng của doanh nghiệp (trong đó bậc đại học chiếm 13%, cao đẳng chiếm 2%, trung cấp chiếm 10%). Như vậy, các doanh nghiệp hiện nay cần nhiều thợ hơn là thầy. Cụ thể qua biểu 2.6.
Biểu 2.6: Nhu cầu tuyển dụng lao động các ngành ở Đà Nẵng