- Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp; hội thảo
3.2.7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động nông nghiệp trong việc học nghề và tự tạo việc làm cho mình
nghiệp trong việc học nghề và tự tạo việc làm cho mình
Thành phố cần có các hình thức tun truyền phù hợp để người lao động nông nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề và tự tạo việc làm. Nhận thức được vấn đề này, một mặt, người lao động nông nghiệp sẽ chủ động trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho mình dưới nhiều hình thức như: đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, đây là hình thức tổ chức sản xuất hết sức linh hoạt, thích ứng nhanh, góp phần phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ của người lao động. Người lao động chủ động phát triển kinh tế hộ sẽ tận dụng được các nguồn lực về đất đai, lao động dư thừa, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, kinh nghiệm quản lý và ngành nghề nông thôn.
Mặt khác, khi người lao động nông nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề việc làm, họ sẽ chủ động trong việc đưa lao động của gia
đình đi đào tạo nghề, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm việc làm trong quá trình đơ thị hố và cơng nghiệp hố. Thực tế cho thấy nhiều lao động ở nông thôn nhất là lao động trẻ chưa được đào tạo nghề chuyên môn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề và họ không được hướng nghề cụ thể nên không biết chọn nghề, không dám đầu tư tiền để học nghề hoặc học những ngành nghề không phù hợp với nhu cầu của các cơ quan doanh nghiệp. Vì vậy, nếu người lao động nhận thức được muốn tìm kiếm được việc làm phải có trình độ chun mơn, họ sẽ chủ động nâng cao tay nghề cho mình và cho gia đình họ như: chủ động trong việc hướng nghiệp cho con cháu, đưa con em mình đi tiếp thu nghề mới, đào tạo những nghề mà thị trường lao động đang có nhu cầu, học nghề từ những làng nghề, nâng cao tay nghề đáp ứng với yêu cầu sản xuất hàng hoá và nhu cầu việc làm trong nông thôn hiện nay. Chủ động bố trí cho lao động của gia đình tham gia các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho lao động nông nghiệp do địa phương tổ chức, để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, đồng thời hạn chế được tình trạng để con em họ mắc vào các tệ nạn xã hội do khơng có việc làm.
KẾT LUẬN
Thiếu việc làm là hiện tượng phổ biến đối với lao động nông nghiệp. Cùng với vấn đề thiếu việc làm trong nông nghiệp, ở Đà Nẵng, do quá trình đơ thị hố diễn với tốc độ rất nhanh chóng, làm cho đất sản xuất nơng nghiệp bị thu hẹp nhanh, rất nhiều người lao động nông nghiệp mất đất sản xuất và mất việc làm. Vì vậy, tìm kiếm việc làm đối với người lao động nơng nghiệp nói riêng và người lao động nói chung ở Đà Nẵng hiện nay là vấn đề khó khăn. Thiếu việc làm, khơng có việc làm dẫn đến thu nhập thấp, đời sống không được cải thiện, chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nơng thơn khó được rút ngắn. Vì vậy giải quyết việc làm cho người lao động nơng nghiệp đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm của lao động nơng nghiệp, việc làm của lao động nông nghiệp, những yếu tố tác động và xu hướng biến đổi của lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng. Phân tích kinh nghiệm của các nước Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng như kinh nghiệm của các tỉnh Nam Định, Hải Dương; luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng việc làm, thiếu việc làm trong nông nghiệp và thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp nói riêng, cho người lao động nói chung ở Đà Nẵng từ năm 2005 đến 2010, chỉ ra những thành quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Điểm nổi bật trong giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng là các cấp uỷ đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã nhận thức sâu vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho người lao động nơng nghiệp nói riêng nên đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, hội, đoàn thể từ thành phố đến xã, phường phối hợp tìm các giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động như đào tạo; mở mang nhiều ngành nghề mới; đa dạng hoá cây trồng,
con vật nuôi; phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp ở Đà Nẵng vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập cần được giải quyết một cách nghiêm túc.
Trên cơ sở nhận thức lý luận và kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương trong nước trong vấn đề phát triển nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp; trên cơ sở thực tế giải quyết việc làm cho lao động của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua. Đồng thời, căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng đến năm 2020, luận văn nêu ra phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng. Các giải pháp mà luận văn đề xuất mang tính đồng bộ, có tác dụng hỗ trợ nhau nhằm mục tiêu giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho lao động nơng nghiệp trên địa bàn thành phố, từ đó thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn của thành phố Đà Nẵng, góp phần hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố thành phố Đà Nẵng.
Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu để viết luận văn, nhưng do trình độ và thời gian có hạn, nên luận văn khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Học viên chân thành cảm ơn những góp ý của các nhà khoa học, những cá nhân quan tâm đến vấn đề này. Học viên xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Thoa - cơ giáo hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện luận văn.