Tình hình thất nghiệp:

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở đà nẵng (Trang 45 - 48)

Vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động được lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm, có việc làm là một trong 3 vấn đề đặt ra trong chương trình “3 có” của thành phố. Tuy nhiên đến nay tỷ lệ thất nghiệp ở Đà Nẵng vẫn chiếm tỷ lệ lớn (5,05%).

Biểu 2.9: Thất nghiệp của lực lượng lao động ở Đà Nẵng

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Dân số trung bình (người) 779.019 792.572 806.744 822.178 890.490 Lực lượng lao động (người) 386.487 387.277 399.550 406.067 422.818

Lực lượng lao động có việc

làm (người) 367.356 368.108 379.493 385.764 420.475 Lao động có việc làm trong

tổng lực lượng lao động (%) 95.05 95,05 94,98 95,00 99,44 Thất nghiệp (người) 19.131 19.169 20.057 20.303 21.335 Thất nghiệp so với lực lượng

lao động ( % ) 4,95 4,95 5,02 5,00 5,05

Thất nghiệp trong nông

nghiệp(%) 1,21 1,32 1.41 1.62 1,67

Thất nghiệp ở phi nông

nghiệp (%) 3,74 3,63 3,61 3,38 3,38

Nguồn: - Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009. Nxb Thống kê. - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đà Nẵng, Báo cáo thống kê tình hình lao động và việc làm các năm 2005 đến 2009.

Bảng 2.9 cho thấy: lao động có việc làm tăng dần theo qui mô. Số lượng thất nghiệp cũng tăng lên theo qui mô tăng của lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ năm 2005 đến 2007 và có xu hướng giảm dần đến năm 2009, trong đó thất nghiệp ở nơng nghiệp ít hơn thất nghiệp ở phi nơng nghiệp bởi thất nghiệp trong nông nghiệp chủ yếu là do nông dân mất đất sản xuất ngày càng tăng, còn bởi do đặc điểm của nông nghiệp là ở vấn đề đủ việc làm hay thiếu việc làm là vấn đề chủ yếu.

- Tình hình thiếu việc làm:

Thiếu việc làm là đặc điểm cơ bản vốn có trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp bởi tính sinh học của cây trồng, con vật ni và tính mùa vụ của nó. Ở Đà Nẵng, thiếu việc làm trong lao động nông nghiệp là rất lớn bởi đất đai canh tác bình qn đầu người lao động chính trong nơng nghiệp rất thấp chỉ từ 500m2 đến 1.000m2 nhưng lại bị q trình đơ thị hố làm cho điện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm. Đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ, tính bình qn, 500m2 để trồng lúa bằng phương pháp thuần tuý, không cơ giới thì tính từ lúc làm đất cho đến lúc thu hoạch thì chỉ tốn 30

ngày cơng trong khi đó nhanh nhất cũng phải 3 tháng, tức 90 ngày kể từ ngày gieo cấy mới thu hoạch. Như vậy 60 ngày là thời gian nhàn rỗi, đó là nói đến các loại cây trồng thời gian thu hoạch 3 tháng, nếu những cây như sắn thì phải mất cả năm mới thu hoạch nhưng lại tốn cơng rất ít. Cịn nếu áp dụng kỹ thuật, cơ giới hố thì số cơng giảm xuống đến 60% nữa, thì thời gian nhàn rỗi càng tăng, thiếu việc làm càng tăng. Như vậy thiếu việc làm trong nơng nghiệp khi nền sản xuất chưa có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ là tất yếu.

Theo số liệu điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đà Nẵng về lao động và việc làm năm 2009, ở Đà Nẵng có 27.500 lao động trong nơng nghiệp có việc làm thường xuyên, trong khi đó lực lượng lao động nông nghiệp của Đà Nẵng là 49.898 người. Như vậy, số người thiếu việc làm thường xuyên là trên 23.000 người. Thiếu việc làm trong nơng nghiệp là ngun nhân chính nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến xã hội và môi trường ở Đà Nẵng [48, tr.9].

Từ việc phân tích tình hình lao động nơng nghiệp, việc làm và thiếu việc làm của lao động nơng nghiệp ở Đà Nẵng có thể đi đến một số kết luận như sau:

Một là: nguồn cung lực lượng lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng rất dồi

dào, tăng nhanh qua các năm, đáp ứng nhu cầu về cung sức lao động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế, xã hội của Thành phố.

Hai là: Việc làm của lực lượng lao động nơng nghiệp ở Đà Nẵng có sự

biến động bởi q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố. Cơ cấu nhu cầu việc làm biến đổi theo xu hướng tiến bộ, những việc làm địi hỏi lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động có việc làm. Những việc làm giản đơn, khơng qua đào tạo ngày càng giảm. Chất lượng để đáp ứng yêu cầu việc làm chưa cao. Lực lượng lao động nông nghiệp bị thu hồi đất do q trình đơ thị hố đang có xu hướng tìm kiếm việc làm mà pháp luật khơng cấm để có thu nhập, nhưng do trình độ và tay nghề của lực lượng

lao động nơng nghiệp thấp, trong khi đó tuổi đời phần lớn trên 35 tuổi nên tìm được việc làm đối với họ là hết sức khó khăn.

Ba là: Giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người lao động

được lãnh đạo Thành phố rất quan tâm. Hàng năm Đà Nẵng đã giải quyết được trên 32.000 lao động có việc làm, tuy nhiên nhu cầu về việc làm của người lao động hằng năm tăng quá nhanh (khoảng 50.000 người) vì vậy tỷ lệ thất nghiệp cịn khá cao (năm 2009 là 5,05%) trong đó ở khu vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, khu vực nơng nghiệp là 1,67 %. Tình trạng thiếu việc làm trong nơng nghiệp là rất cao, năm 2009 có trên 23.000 lao động nông nghiệp thiếu việc làm.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở đà nẵng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w