Mở rộng thị trường cho nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, giúp nông dân ổn định việc làm và tạo việc làm mớ

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở đà nẵng (Trang 90 - 92)

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp; hội thảo

3.2.5. Mở rộng thị trường cho nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, giúp nông dân ổn định việc làm và tạo việc làm mớ

phẩm cho nông dân, giúp nông dân ổn định việc làm và tạo việc làm mới

Nông dân Đà Nẵng cũng như nông dân cả nước, vốn là những con người cần cù, chịu khó, quyết khơng cam chịu nghèo nàn lạc hậu. Làm ra sản phẩm đối với họ khơng khó, nhưng vấn đề tiêu thụ sản phẩm đối với họ là rất khó khăn; nhất là khi khoa học đã đi vào đồng ruộng, nơng nghiệp được cơ giới hố, máy móc thay thế lao động thủ công, sản xuất đi vào chuyên canh cao thì sản phẩm làm ra càng phong phú và dồi dào. Khi đó vấn đề tự bản thân người lao động nơng nghiệp tìm kiếm tiêu thụ sản phẩm quả là vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy, thành phố cần có chính sách và chỉ đạo mạnh mẽ các ngành liên quan có hình thức xúc tiến giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Để hỗ trợ đầu ra cho nông sản, cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể:

- Trung tâm xúc tiến thương mại thành phố phải giữ vai trò chủ cơng, liên hệ, tìm kiếm thị trường cho đầu ra sản phẩm của nông nghiệp cũng như sản phẩm của các doanh nghiệp ở nông thôn, sản phẩm của các làng nghề, ngành nghề thủ công mỹ nghệ, để các cơ sở này có thể tiêu thụ được sản

phẩm làm ra, trên cơ sở đó mới duy trì sự tồn tại và phát triển của họ. Có như vậy, mới có thể góp phần vào giải quyết được việc làm cho lao động nơng nghiệp, nơng thơn.

- Thành phố cần có cơ chế thu hút các doanh nghiệp gắn kết với nông dân, thông qua việc tổ chức việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp trong nước với nông dân trong việc cung cấp vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm cho nông dân, cũng như liên hệ ký kết hợp đồng xuất khẩu nơng sản, hàng hố của các doanh nghiệp ở nơng thơn... đồng thời tích cực tổ chức các hộ chợ triển lãm hàng nông sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, đồng thời cũng sẵn sàng tham gia tích cực các hội chợ do Trung ương hoặc các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức để quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ nơng nghiệp đến khách hàng trong và ngồi nước.

- Thành phố phải tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng thêm các chợ đầu mối, các điểm thu gom sản phẩm nơng nghiệp. Hiện thành phố có một chợ đầu mối, lại nằm ở trung tâm thành phố nên hàng nông sản của nơng dân từ các xã của huyện Hồ Vang đưa về đến đầu mối này là rất xa, rất bất tiện nhiều vấn đề. Nên cần xây dựng thêm ở khu vực các xã Hoà Châu, Hoà Phước của huyện Hoà Vang một chợ để gom hàng nông sản ở cánh nam của thành phố và xây dựng một chợ đầu mối ở khu vực Tuý Loan để gom hàng từ các xã phía tây và phía bắc của Hồ Vang.

- Thành phố cần tiếp tục phát triển các khu thương mại, các chợ ở nội thị, ngoại thị thúc đẩy việc mua bán hàng hố nơng sản và là nơi cung cấp hàng tiêu dùng, công cụ lao động, vật tư nông nghiệp. Đồng thời, cần có cơ chế để hạn chế, ngăn chặn việc ép giá của tư thương đối với hàng nông sản của nơng dân.

- Thành phố cần có cơ chế thu hút các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản về nông thơn giữ vai trị rất lớn trong việc giải quyết việc làm.

Các doanh nghiệp này vừa thu hút lao động nông nghiệp, nông thôn, vừa giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, vừa làm tăng thêm giá trị hàng nơng sản, vì vậy nên có chính sách thu hút các doanh nghiệp này đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở đà nẵng (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w