Q trình đơ thị hố ở Đà Nẵng diễn ra với tốc độ rất nhanh. Khi mới thành lập năm 1997, Đà Nẵng có 5 Quận và 1 huyện. Đến năm 2005 thành lập quận Cẩm Lệ từ 3 xã của huyện Hoà Vang và 1 phường Khuê Trung của quận Hải Châu. Từ năm 2000 đến 6/2010, Thành phố đã tiến hành 542 dự án đầu tư xây dựng, di dời giải toả, tái định cư; đã thu hồi 5.820,88 ha đất, hơn 90.000 hộ dân phải di dời giải toả, tất cả các quận, huyện của Thành phố đều có dự án, làm cho đất nơng nghiệp liên tục giảm. Cùng với q trình đơ thị hố, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nơng nghiệp sang mục đích khác khá dễ dàng, càng làm cho đất nơng nghiệp nhanh chóng bị thu hẹp. Cụ thể, diện tích đất gieo trồng năm 2000 là 17.824 ha, đến năm 2006 còn 13.568 ha và đến năm 2009 chỉ cịn 9.112 ha.
Biểu 2.3: Diện tích gieo trồng các loại cây lúa, ngơ, khoai lang, sắn, rau,
đậu giai đoạn 2005 - 2009
ĐVT: ha
Cây
Năm Lúa Ngô
Khoai
lang Sắn Rau Đậu
2005 8.003 761 415 174 2.557 209
2006 8.082 835 708 281 1.670 179
2007 7.970 797 562 286 1.645 175
2008 7.960 856 454 258 1.575 218
2009 7.802 860 496 300 1.387 257
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009, Nxb Thống kê.
Biểu 2.3 cho thấy: diện tích đất nơng nghiệp liên tục giảm, nhất là diện tích đất trồng lúa và các loại rau màu liên tục giảm nhanh, năm 2005, diện tích đất trồng lúa là 8.003 ha, đến 2009 chỉ còn 7.802 ha
Người dân mất đất sản xuất, nhưng lại được đền bù một khoản tiền khá lớn. Khoản tiền này giúp cho rất nhiều gia đình nơng dân thực hiện việc đầu tư, đổi mới ngành nghề, tạo công việc làm mới, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Song số lượng này cũng khơng nhiều bởi vốn là nơng dân nên bản tính bảo thủ, thiếu mạnh dạn trong đầu tư ngành nghề khác với một số vốn lớn mà hầu hết chỉ đầu tư vào những công việc kinh doanh nhỏ lẻ. Một số lớn khi có đồng tiền lại đem xây nhà ở, mua sắm các phương tiện sinh hoạt trong gia đình như: xe máy, ti vi ... và như vậy số tiền nhận được từ đền bù của nhà nước cũng hết dần, cuộc sống vẫn cứ khó khăn ... chưa nói đến là cho con cháu sử dụng vào việc ăn tiêu và nhiều việc khác ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Đây là một thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở nông thôn Đà Nẵng cũng như khắp các làng quê Việt Nam.
Đơ thị hố nhanh làm cho cầu về lao động tăng, nhiều ngành nghề mới ra đời, tạo khả năng giải quyết việc làm cho người lao động trong xã hội nói chung, người lao động nơng nghiệp nói riêng, trực tiếp là những người lao động nơng nghiệp có đất bị thu hồi, nhưng thực tế đơ thị hoá ở Đà Nẵng trong những năm gần đây với tốc độ có thể nói là chóng mặt, nhưng các ngành nghề mới, các cơng ty mới, các khu cơng nghiệp mới hình thành q ít, lại phân bố khơng đồng đều (trong vịng từ 1997 đến nay chỉ hình thành được 5 khu cơng nghiệp, trong đó có 2 cụm cơng nghiệp đáng kể là khu chế xuất Sơn Trà ở quận Sơn Trà và khu công nghiệp Liên Chiểu ở quận Liên Chiểu, thu hút lao động không đáng kể so với lượng lao động tăng tự nhiên của Thành phố hàng năm trên 27.000 người. Các ngành nghề khác chủ yếu là nghề dịch vụ ăn uống, vật liệu xây dựng chiếm trên 90% các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các vùng bị giải toả, tái định cư. Điều này tác động lớn tới việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng.