- Bảo vệ tài nguyên và môi trường:
1.4.2. Kinh nghiệm của Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tuy là tỉnh đi sau trong việc quy hoạch đầu tư xây dựng các KCN so với một số tỉnh trong cả nước (mới được triển khai trong vài năm gần đây), nhưng Hải Dương đã biết chọn cho mình một cách thức và biện pháp, bước đi thích hợp, nên sự hình thành và phát triển các KCN ở đây khá nhanh. Tỉnh Hải Dương đã sớm có chủ trương quy hoạch phát triển các vùng cơng nghiệp gắn với vùng nguyên liệu và quy hoạch phát triển đồng bộ các KCN quản lý theo Nghị định 36/CP của Chính Phủ.
KCN của tỉnh Hải Dương được quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch về sau. Các KCN này được quy hoạch đồng bộ gắn với quy hoạch các khu đô thị, nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu DV phục vụ cho các KCN.
Tính đến năm 2006, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép bổ sung quy hoạch để đầu tư xây dựng 7 KCN tập trung với tổng diện tích 1000ha, đó là: KCN Nam Sách: diện tích 63,93 ha; KCN Đại An: diện tích 170,82 ha; KCN Phúc Điền: diện tích: 87 ha; KCN Việt Hồ: diện tích 49 ha; KCN Phú Thái: diện tích 72 ha; KCN Tân Trường: diện tích 200 ha; KCN Tầu Thuỷ: diện tích 210 ha. Năm 2009, số lượng các KCN ở Hải Dương đã nâng lên là 10 KCN với tổng diện tích đất là 1.958 ha.[21], [48]
Hải Dương vừa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các KCN vừa thực hiện vận động kêu gọi đầu tư. Nhờ vậy, tính đến cuối năm 2008 các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt được nhiều kết quả hết sức lạc quan. Tính đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 118 dự án (Bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN) với tổng số vốn đăng ký là 1,841 tỷ USD. Năm 2008, vốn thực hiện của các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN là 293 triệu USD, lũy kế vốn đầu tư thực hiện đến nay là 700 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư hạ tầng vào các KCN trong thời gian qua khoảng 750 tỷ đồng (chủ yếu là vốn do các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng và một phần vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đầu tư). Trong đó, một số KCN đã gần lấp đầy diện tích đất cho thuê, như: KCN Nam Sách; KCN Đại An, KCN Việt Hoà,… Các KCN khác cũng đã lấp đầy hơn
50% diện tích đất cho thuê.
Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN năm 2008 phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá. Hiện nay có 90 dự án đã triển khai trong KCN, trong đó 50 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất với kết quả về hoạt động SXKD cụ thể như sau: doanh thu 700 triệu USD; giá trị hàng nhập khẩu 577 triệu USD; nộp ngân sách cho nhà nước 10 triệu USD; giải quyết công ăn việc làm cho 34.500 người, trong đó giải quyết việc làm mới cho 15.300 người. [48]
Với định hướng xây dựng các KCN sạch, thân thiện với mơi trường, hiện các KCN trong tỉnh đã có 2 nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động chính thức, 01 nhà máy chuẩn bị hoạt động. Đến nay đã có 41/117 doanh nghiệp thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường theo quy định khi tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN.
Bài học về sự hình thành và phát triển các KCN ở Hải Dương, đã cung cấp một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững đối với các KCN, đó là:
Thứ nhất, việc quy hoạch phát triển các KCN và KCX phải gắn với sự
quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương. Cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương, đồng thời phải được sự đồng thuận, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh và phối kết hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Thứ hai, cơng tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải
được sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh, coi như là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền, đồng thời phải đảm bảo đúng chế độ chính sách về đất đai và quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN.
Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN: Một
trong những điều kiện có yếu tố quyết định các nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) là các điều kiện về xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong các KCN. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật địi hỏi cần phải có một lượng vốn ban đầu rất lớn, trong khi điều kiện
ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, tỉnh Hải Dương lựa chọn phương án tạo điều kiện thuận lợi nhất để huy động tất cả các nguồn vốn, đặcbiệt là nguồn vốn của các thành kinh tế tư nhân rong và ngoài nước, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương để đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ trong và ngồi KCN. Để tạo mơi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, UBND tỉnh Hải Dương đã sớm ban hành quy chế ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng trong và ngoài KCN, họ sẵn sàng bỏ vốn đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN.
Thứ tư, thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho các nhà đầu tư: Thực hiện
cơ chế một cửa là giải pháp quan trọng trong công tác cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Đối với hoạt động thu hút đầu tư, việc thực hiện cơ chế một của có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó giúp nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian đi lại và tạo điều kiện rút ngắn thời gian đưa dự án sớm vào hoạt động. Ngay sau khi được thành lập, Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương đã sớm tham mưu cho tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh với các cấp, ngành trong việc quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thực hiện cơ chế uỷ quyền của Tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư: Cấp phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong và ngoài nước; Quản lý và phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu; Cấp phép cho lao động nước ngoài và quản lý lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp...
Các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư trong thời gian qua luôn được Ban quản lý tập trung giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong việc triển khai dự án, sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy đã góp phần rất tích cực trong việc tạo ra bức tranh mơi trường đầu tư hấp dẫn của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút đầu tư.
Thứ năm, chủ động xây dựng và thực hiện tốt các chương trình xúc tiến
tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể, phải chủ động xây dựng mục tiêu các ngành nghề, lĩnh vực, dự án cần xúc tiến đầu tư đi đôi với lựa chọn địa bàn xúc tiến đầu tư thích hợp. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cần trực tiếp đi xúc tiến kêu gọi đầu tư đi đôi với tổ chức hội thảo trong và ngồi nước với nội dung liên quan đến cơng tác xúc tiến đầu tư.
CHƯƠNG 2