- Bảo vệ tài nguyên và môi trường:
2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển
Hệ thống kết cấu hạ tầng – kỹ thuật tạo nên những điều kiện vật chất ban đầu cho toàn bộ quá trình sản xuất. Kết cấu hạ tầng tốt, sản xuất được thuận lợi thì việc thu hút đầu tư cũng trở nên dễ dàng hơn và ngược lại, nếu kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, chất lượng thấp thì hoạt động thu hút đầu tư sẽ thấp.
Tại Vĩnh Phúc, mạng lưới giao thông tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống đường bộ. Tổng chiều dài đường bộ là 1750 km, mặt đường là 0,0367 km/km2, cao hơn so với mức trung bình của cả nước (0,326km/km2). Tuyến đường quan trọng nhất của tỉnh là quốc lộ 2A, có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế trong tỉnh với các tỉnh khác trong khu vực. Chiều dài quốc lộ 2A chạy qua tỉnh khoảng 40 km, hiện nay đang được hiện đại hóa, làn đường được mở rộng với hệ thống cầu vượt được xây dựng, là điều kiện để tăng tốc độ của các phương tiện vận tải. Đây là một lợi thế quan trọng để thúc đẩy sản xuất và thu hút vốn đầu tư của tỉnh nói chung và của KCN nói riêng. Bên cạnh huyết mạch 2A, các tuyến quốc lộ khác: 2B, 2C, 23 cũng được mở rộng và cải thiện. Bên cạnh đó, các tuyến huyện lộ cũng được nâng cấp. Trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc còn được thừa hưởng một hệ thống đường bộ hiện đại, với các
tuyến hành lang xuyên Á: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai IV, vành đai V của thủ đô Hà Nội. Đây là điều kiện để giảm thiểu chi phí vận tải cho các doanh nghiệp và người dân nói chung.
Trên địa bàn tỉnh cịn có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua, trong đó có hai ga quan trọng là ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên. Đường sắt nối Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước, đặc biệt là nối với Trung Quốc – Một thị trường lớn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, hệ thống sơng Hồng và sơng Lơ chảy qua Vĩnh Phúc dài trên 50km, hiện có 3 cảng là Chu Phan và Vĩnh Thịnh trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô. Hướng phát triển sắp tới: xây dựng cảng Vĩnh Thịnh, Như Thụy hoặc Hải Lựu, Chu Phan thành các cảng lớn. Hệ thống cảng sông đang được đẩy mạnh đầu tư tạo thêm điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải và gián tiếp tác động đến phát triển các KCN trên địa bàn.
Nhìn chung, hệ thống giao thơng vận tải của Vĩnh Phúc đã tạo ra khá nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hội nhập của tỉnh. Vĩnh Phúc có lợi thế “trời cho” là tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và gần sân bay quốc tế Nội Bài. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ được nối liền. Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường sông và đường sắt làm cho hoạt động kinh tế của tỉnh được thuận lợi. Xây dựng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải giúp Vĩnh Phúc có thể quy hoạch tập trung và tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp sản xuất trong các KCN tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận chuyển. Từ đó tạo ra cơ hội lớn cho việc thu hút đầu tư.
Mạng lưới điện của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong sự phát triển của hệ thống điện của các tỉnh Miền Bắc. Tính đến năm 2009, tồn tỉnh có 152/152 xã, phường có điện lưới quốc gia . Hiện tại có 2 trạm biến áp 110KV đặt ở Phúc Yên và Vĩnh Yên; các trạm được nối với điện lưới quốc gia qua đường dây 110KV Việt Trì - Đơng Anh. Ngồi ra, hỗ trợ điện cho Vĩnh Phúc cịn có 2 đường dây 35 KV từ trạm 110KV Việt Trì (Phú Thọ) và 1 đường dây 35KV từ Đông Anh (Hà Nội). Nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ điện lưới quốc gia, với hệ thống truyền tải và phân phối điện được quy hoạch và đầu tư
đồng bộ đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu phát triển các KCN nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Như trên đã đề cập, Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn. Hiện tại, Vĩnh Phúc có 3 nhà máy cung cấp nước sạch: 01 ở Vĩnh n có cơng suất 16.000m3/ngày đêm; 02 Phúc n có tổng cơng suất là 23.000 m3/ngày đêm. Tỉnh đang triển khai xây dựng mới một số cơng trình cấp nước để đến 2010 đảm bảo cơng suất cấp nước đạt 100.000-300.000m3/ngày-đêm; đến 2020 lên 1.000.000m3/ngày-đêm, đảm bảo nguồn nước cần thiết cho các nhà máy hoạt động.