Đất phi nông nghiệp khá lớn, nguồn nước dồi dào và vị trí địa lý thuận tiện

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở vĩnh phúc (Trang 35 - 36)

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường:

1.2.1. Đất phi nông nghiệp khá lớn, nguồn nước dồi dào và vị trí địa lý thuận tiện

lý thuận tiện

2.1.1.1. Đất đai

Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc khơng có nhiều ưu đãi trong phát triển nơng nghiệp, nhưng đổi lại Vĩnh Phúc có tiềm năng để phát triển cơng nghiệp và dịch vụ. Tài nguyên đất của Vĩnh Phúc khơng lớn chỉ có 123.176,43 ha (đứng thứ 59/64 tỉnh thành) nhưng rất có tiềm năng để phát triển các KCN, bởi hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6.038 ha diện tích đất cho KCN các loại; thêm vào đó, việc quy hoạch lại những vùng đất phát triển nơng nghiệp kém hiệu quả cũng làm tăng diện tích để xây dựng các KCN. Vĩnh Phúc được đánh giá là tỉnh có chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá tốt và cũng là một trong những tỉnh tạo khả năng tiếp cận đất đai tốt nhất cho các nhà đầu tư. Theo số liệu thống kê, Vĩnh Phúc có diện tích đất chưa sử dụng 2.920,65 ha (chiếm 2,4%). Đây là quỹ đất lớn tạo điều kiện cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sản xuất cơng nghiệp hoặc thành lập các KCN để có hiệu quả cao hơn.

Theo báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010” khả năng chuyển đổi sang đất phi nơng nghiệp cao, năm 2010(dự kiến) khoảng 8.426,09ha, trong đó có 7.159,43 ha đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất bạc màu, năng suất thấp. Trong tổng số đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nơng nghiệp có khoảng 3.200ha được sử dụng cho phát triển các KCN. Với diện tích này, tỉnh Vĩnh Phúc có thể tiếp tục mở rộng quy hoạch các KCN với quy mơ lớn. Cịn đến năm 2020, sẽ có khoảng trên 10.571ha. Tiềm năng đất đai phi nông nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở các địa phương như: huyện Bình Xuyên; Tam Dương, Lập Thạch; một số địa điểm thuộc các huyện Vĩnh Tường... Đó là

điều kiện cần thiết cho phép phát triển các KCN. Phần lớn diện tích đất thuộc các huyện Tam Dương, Lập Thạch… là đất đồi và đất trồng lúa cho năng suất thấp. Các diện tích đất thuộc huyện Vĩnh Tường tuy là đất trồng lúa nhưng hiệu quả khơng cao, có thể chuyển đổi sang phát triển cơng nghiệp và đơ thị. Các diện tích đất này phần lớn gần với các tuyến GT huyết mạch: Quốc lộ số 2, Quốc lộ 2C, các tuyến được cao tốc Xuyên Á dự kiến (Nội Bài – Lào Cai), vành đai của Thủ đơ Hà Nội... Ngồi ra, có một số diện tích chưa được đánh giá đầy đủ về các điều kiện cần thiết cho phát triển các KCN, cần được điều tra khảo sát tiếp. Đây là một thuận lợi đáng kể cho phát triển công nghiệp và KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Cùng với chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất được đánh giá cao, giá thuê đất của Vĩnh Phúc cũng là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư vào KCN. Giá thuê đất Vĩnh Phúc thấp hơn so với các tỉnh lân cận. Đối với các dự án đầu tư giá thuê đất tối đa là 20% so với giá thuê đất của UBND tỉnh ban hành, đồng thời với sự ưu đãi của UBND tỉnh cho việc đầu tư cũng được thể hiện tại những nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triêể KCN giá đất thấp hơn so với các huyện, thị xung quanh. Ví dụ: Bình Xun, Phúc n giá th đất thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh.

Những lợi thế trên cùng với hệ thống chính sách của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc cung cấp, giải quyết giấy tờ quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp đầu tư đã tạo ra tiềm năng lớn cho việc phát triển KCN với tính cạnh tranh cao trong tương lai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở vĩnh phúc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w