Thu hút việc làm và tạo thu nhập cho người lao động

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở vĩnh phúc (Trang 54 - 56)

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường:

2005 2007 2008 2009 đến quý II/2010 Chủ đầu tư trong nước

2.2.2.4. Thu hút việc làm và tạo thu nhập cho người lao động

Các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những khu vực hấp dẫn cao đối với lực lượng lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ có trình độ khơng chỉ ở ngay chính địa bàn tỉnh và cịn có tác động lan toả tới các tỉnh lân cận. Sự hấp dẫn này trước hết là do người lao động làm việc trong khu vực này được trả lương ổn định có mơi trường làm việc tốt, được học tập nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm làm việc.

Những năm qua, các KCN ở Vĩnh Phúc đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn Tỉnh. Nếu như năm 2005 các KCN trên địa bàn tỉnh mới chỉ tạo ra được 9.046 việc làm trực tiếp thì tới năm 2007

con số đó là 23.253, gấp 2,6 lần năm 2005. Tính đến hết năm 2009, các doanh nghiệp trong KCN tạo việc làm cho 30.214 lao động tăng 140% so với năm 2007, chưa kể hàng ngàn việc làm gián tiếp khác.

Khu cơng nghiệp khơng chỉ góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh, mà còn tạo thu nhập cho người lao động. Tính đến quý I/2010, Vĩnh Phúc 112 dự án đầu tư vào KCN, trong đó, chỉ mới có 71 doanh nghiệp đi vào hoạt động. Các ngành nghề sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp này là lắp ráp xe máy, điện tử, điện lạnh, giày da, may mặc xuất khẩu, gạch ốp lát cao cấp, kính, nhựa… Hầu hết các doanh nghiệp này đề áp dụng hình thức trả lương theo thời gian hoặc sản phẩm, trả lương hàng tháng.

Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2005 thu nhập bình quân của người lao động trong KCN là 935 nghìn đồng/tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân của tỉnh 1,7 lần, và cao gấp 2,7 lần so với mức lương tối thiểu nhà nước quy định. Đến năm 2007 mức thu nhập đã tăng lên 1,37 triệu đồng/tháng tăng gấp 1,4 lần năm 2005 và cao hơn 2.5 lần mức thu nhập bình quân của tỉnh. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của người lao động tại KCN đạt 1,75 triệu đồng/tháng, gấp 1,8 lần năm 2005 và gấp 1,7 lần thu nhập bình quân của tỉnh. Mức thu nhập này về cơ bản mới đảm bảo được nhu cầu về vật chất chứ hầu hết chưa đảm bảo được nhu cầu đời sống tinh thần, làm việc ổn định lâu dài trong các KCN. Trong giai đoạn các loại chi phí sinh hoạt tăng cao như hiện nay, mức thu nhập này chỉ mới đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống của người lao động, nhất là với lao động là người nơi khác đến và phải thuê nhà trọ. Thu nhập này chỉ nhỉnh hơn một chút so với thu nhập của người nông dân.

Nhờ thu nhập tăng lên mà đời sống cơng nhân đã có được phần cải thiện. Nhưng do phần chủ yếu lao động trong các KCN là người ngoại tỉnh, phải thuê nhà, mua sắm các đồ dùng trong gia đình, nên cuộc sống của họ vẫn gặp nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm 31/12/ 2009, trong số 30.214 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trong KCN thì có 7974 lao động là người ngoại tỉnh, chiếm 26,2% tổng số lao động. Số lao động này được các doanh nghiệp thực hiện tuyển dụng trực tiếp bằng các thông báo và phỏng vấn tại doanh

nghiệp. Người lao động nhập cư làm việc trong KCN được đảm bảo việc làm, hưởng các chế độ tiền lương, đóng BHXH… cũng như lao động của tỉnh đang làm việc trong KCN.

Phần lớn lao động nhập cư phải thuê nhà ở của các hộ gia đình ở gần KCN với mức gia từ 200.000 – 300.000 đồng/người/tháng. Với mức giá thuê nhà như vậy thì người cơng nhân phải sống và sinh hoạt trong những khu nhà trọ tạm bợ, nhếch nhác, khơng có điều kiện sinh hoạt tối thiểu, ảnh hưởng tới sức khỏe là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vì thu nhập thấp, người lao động chỉ tạm đủ chi tiêu trong cuộc sống ở mức tổi thiểu của bản thân (như chi tiền thuê nhà trọ, tiền ăn, tiền điện, nước sinh hoạt và phục vụ cá nhân) và với áp lực công việc căng thẳng, điều kiện sống tạm bợ, thiếu thốn … nên đời sống văn hóa và tinh thần của phần lớn công nhân lao động trong KCN rất thấp kém. Các nhu cầu đời thường của người lao động như học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, vui chơi giải trí,… dường như khơng được đáp ứng.

Theo khảo sát của Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, đa số cơng nhân ở các KCN cho rằng, nếu có các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao thì cũng chỉ diễn ra tại địa bàn cư trú, nhưng do thu nhập thấp, lại chịu áp lực về thời gian làm việc nên ít lao động có điều kiện tham gia. Thêm vào đó, tại nơi cư trú số lượng thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao lại q ít ỏi và nghèo nàn, họ khơng có phương tiện và địa điểm để tổ chức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, thậm chí khơng có tivi, radio để thu nhận tin tức, thơng tin KTXH cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều này đã khiến hầu hết lao động ở các KCN “mù văn hố tinh thần”, thiếu thơng tin, kiến thức, đồng thời cũng là một trong những đối tượng rất dễ mắc các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở vĩnh phúc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w