- Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:
3.2.2. Đẩy nhanh việc giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất:
giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất:
Công tác bồi thường GPMB là vấn đề phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân có đất trong quy hoạch xây dựng KCN. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo GPMB cho các KCN. Thế nhưng, công tác bồi thường GPMB để đầu tư kết cấu hạ tầng trong và ngồi hàng rào KCN gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số huyện giải quyết không tốt, không đồng bộ dẫn đến nhiều bức xúc căng thẳng kéo dài thời gian thực hiện, gây nên những hậu quả xấu về mặt xã hội và tổn thất về thời gian, chi phí của các nhà đầu tư, chậm thực hiện việc đầu tưu xây dựng kết cấu hạ tầng, thậm chí có KCN chờ giải phóng mặt bằng để xây dựng kết cấu hạ tầng, nảy sinh tình trạng chắp vá trong đầu tư, làm thất thốt, lãng phí lớn về tài chính. Để thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, thực tế cho thấy cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:
Việc quản lý ruộng đất, quá trình sử dụng, sự biến động đất đai phải được kiểm soát để nắm được quỹ đất của tỉnh cả về diện tích, chủ sử dụng, loại đất. Bên cạnh đó, phải nhanh chóng hồn thiện hồ sơ đất đai, khơng để tình trạng sai sót, lợi dụng sơ hở trong quản lý ( như khai khơng đúng mục đích sử dụng đất), hạn chế bức xúc khiếu kiện trong nhân dân. Chính sách bồi thường GPMB phải nhất qn, tránh tình trạng mỗi địa phương làm một kiểu, dẫn đến tình trạng tự ý nâng giá bồi thường. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Cần công khai, minh bạch về chủ trương, chính sách bồi thường GPMB và quy hoạch phát triển KCN:
Cần tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ chủ trương phát triển công nghiệp, KCN là yêu cầu tất yếu khách quan để phát triển đất nước, xây dựng Vĩnh Phúc giàu mạnh, văn minh. Đây là chủ trương đúng đắn để chuyển nền kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp sang công nghiệp, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tạo sự thống nhất, đồng thuận về nhận thức trong nhân dân về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp và KCN.
Cần phải công khai, minh bạch từ quy hoạch KCN đến chính sách pháp luật về đất đai, chính sách bồi thường được áp dụng của tỉnh đã ban hành. Sự minh bạch đó sẽ tránh được các hậu quả về bất bình đẳng lợi ích giữa các hộ gia đình, rồi các vụ kiện cáo… như thời gian qua. Cơng tác này địi hỏi phải coi trọng việc triển khai cụ thể tới nhân dân, cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương cơ sở, cùng với sự vận động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Coi trọng thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở, phân biệt rõ những việc nào dân biết, việc nào dân bàn, những việc nào dân kiểm tra. Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở chính là chìa khóa thành cơng trong cơng tác vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và cơng tác GPMB nói riêng.
- Tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân có đất bị thu hồi để phát triển KCN.
Việc thu hồi đất để xây dựng các KCN sẽ làm giảm một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất của người dân địa phương vốn chủ yếu thực hiện sản xuất
nơng nghiệp. Trong khi đó, lao động nơng nghiệp nước ta nói chung, người nơng dân có đất bị thu hồi nói riêng có trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý kém, sức khoẻ yếu, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp rất hạn chế. Do đó, khi được tạo điều kiện vào làm việc trong các doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp đặt ra, dẫn đến tình trạng hoặc khơng được thu nhận, hoặc tự bỏ doanh nghiệp, hoặc bị thải hồi sau một thời gian làm việc. Vì vậy, nhà nước phải có những chính sách hỗ trợ cụ thể để tránh tình trạng thất nghiệp và phát sinh những tiêu cực xã hội. Cụ thể:
Thứ nhất, phải nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho
người lao động, giúp cho họ thích ứng với yêu cầu của công việc mới, đồng thời tăng NSLĐ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Muốn vậy, cần phải củng cố hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề, đổi mới nội dung và chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo. Do vậy, cách tốt nhất là khi thực hiện di dân tái định cư hoặc thu hồi đất, cần đánh giá đúng thực trạng lao động, việc làm của những hộ sau khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, nhà nước, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp mới có được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn nghiệp vụ cho người lao động sát với yêu cầu của các doanh nghiệp. Điều này tránh cho người lao động không đủ năng lực nhưng vẫn theo học để rồi lại hoặc tự bỏ nghề, hoặc bị doanh nghiệp sa thải. Bên cạnh đó, cần thiết phải có sự lựa rèn luyện kỷ luật lao động và tác phong cơng nghiệp cho người lao động.
Ngồi ra, cần nghiên cứu, tổng kết, nhân rộng các mơ hình hiệu quả tạo việc làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp như lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ tiền thu của địa phương cho thuê đất và từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách và của doanh nghiệp; dành tỷ lệ nhất định đất cho các hộ gia đình trong vùng chuyển đổi đất để làm kinh tế gia đình (dịch vụ), giải quyết việc làm cho số lao động lớn tuổi; tổ chức khu tái định cư theo nghề nghiệp để gắn tái định cư với tái tạo việc làm; phát triển dịch vụ ngoài KCN… Đối với lao động trẻ nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc cho họ, đồng thời có cơ chế buộc các doanh
nghiệp phi nông nghiệp được sử dụng đất thu hồi phải có trách nhiệm tuyển dụng số thanh niên được đào tạo này vào làm việc.
Thứ hai, đối với người lao động độ tuổi từ 35 trở lên, khó có khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất, Nhà nước cần dành một phần đất gần KCN cấp cho nông dân để tổ chức các hoạt động dịch vụ như xây nhà cho thuê, bán hàng tạp hoá, quán ăn, sửa chữa xe máy,... phục vụ sinh hoạt cho các KCN.
Thứ ba, tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước trung ương và địa phương, các
doanh nghiệp, và các tổ chức đào tạo trong tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi.
Bên cạnh việc hỗ trợ tiền, Nhà nước cần hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề truyền thống (làng nghề, kinh tế trang trại…) từ nguồn hỗ trợ dạy nghề của Nhà nước và vay vốn tín dụng ưu đãi để tạo việc làm cho người lao động; Đồng thời tăng nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn vùng chuyển đổi đất để hỗ trợ tái định cư, dạy nghề và hỗ trợ người lao động di chuyển tham gia vào thị trường lao động trong nước. Nghiên cứu hình thành quỹ hỗ trợ việc làm, dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất ở trung ương và địa phương trong quỹ hỗ trợ dạy nghề quốc gia. Tăng cường vốn cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm. Ưu tiên cho lao động vùng bị thu hồi đất tham gia các chương trình, dự án phát triển KTXH trọng điểm quốc gia và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Tập trung hỗ trợ họ trong đào tạo nghề, vay vốn với lãi suất ưu đãi, ưu tiên và hỗ trợ lao động thanh niên ở vùng mất đất được đào tạo nghề để đi xuất khẩu lao động.
Đối với các địa phương, cần căn cứ vào diện tích đất thu hồi phát triển KCN, hỗ trợ một khoản tiền đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi. Cần nghiên cứu để sử dụng những khoản tiền này một cách có hiệu quả để người lao động có được nghề nghiệp chuyên môn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, có cơ hội để được tuyển dụng làm việc lâu dài…; Hình thành quỹ hỗ trợ việc làm, dạy nghề ở tỉnh, thành phố để có điều kiện tập trung hỗ trợ đủ cho các đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất.
tốt, cần khảo sát, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, dạy nghề gắn với nhu cầu của sự phát triển của các doanh nghiệp tại địa phương; đồng thời cần tăng cường lực lượng nòng cốt để mở rộng mạng lưới dạy nghề, hướng dẫn dạy nghề cho các cơ sở tại huyện, xã.