- Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:
3.1.2. Mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến
3.1.2.1.Mục tiêu tổng quát
Trong báo cáo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định mục tiêu tổng quá phát triển KCN Vĩnh Phúc đến năm 2020 là: “Hình thành hệ thống các KCN hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Tạo mơi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN, tăng tỷ lệ đóng góp của CN (đặc biệt là các KCN) trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh”. Tập trung phát triển các ngành có hàm lượng cơng nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào, suất đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu như: cơ khí chế tạo, công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử, cơ điện tử... [47]
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp hỗ trợ nhằm tăng khả năng cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong KCN đi đôi với việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực như dệt may, giầy dép, linh kiện, thiết bị điện tử, sản phẩm gỗ…