Nhân tố mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 26)

Tồn cầu hóa kinh tế ngày nay là xu hướng khách quan, lôi cuốn các nước tham gia, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, tạo ra cơ hội lớn cho các quốc gia tranh thủ phát triển rút ngắn, đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các nền kinh tế hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự tham gia, gắn kết nền kinh tế của một nước vào các nền kinh tế khu vực và toàn cầu, đã và đang đặt chủ thể kinh tế trong nước, trong đó có kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại vào môi trường hoạt động mới.

Hội nhập tạo thuận lợi mở ra thị trường mới, thị trường nước ngồi, từ đó có tác động mở rộng phạm vị hoạt động cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường các nước khác và không ngừng lớn mạnh. Thực tế cho thấy, kể từ khi thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, các họat động xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được mở rộng, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ngày càng gắn với thị trường nước ngồi, khơng ít doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã lớn lên nhờ hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế cũng đặt ra những thách thức mà mỗi doanh nghiệp phải thông qua. Các chủ thể tư nhân kinh doanh thương mại trong điều kiện hội nhập không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, mà còn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh nước ngồi, khơng những tại các thị trường nước ngoài mà cả ngay tại thị trường trong nước.

Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại nói riêng cần phải tự phấn đấu vươn lên để vượt qua thách thức. Sức ép từ cạnh tranh quốc tế đòi hỏi kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương maị vủa Việt Nam phải không ngừng lớn mạnh về quy mô, sức cạnh tranh. Kiểu kinh doanh nhỏ lẻ, ép giá và phong cách phục vụ thiếu chu đáo phải được loại bỏ và thay thế bằng các phương thức, hoại hình kinh doanh thương mại hiện đại.

Để làm được điều đó, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nước ta khơng những phải nhanh chóng nghiên cứu nắm vững hệ thống thông lệ, luật pháp thương mại quốc tế, mà cịn phải khơng ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng tới công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, cung ứng hàng hóa và dịch vụ với chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện phong cách phục vụ hiện đại, quan tâm phát triển các dịch vụ sau bán hàng... Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế thế giới, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại phải gắn phát triển của mình với sự phát triển thương mại của Việt Nam, gắn phát triển thị trường trong nước với thị trường quốc tế, từng bước đưa thương mại Việt Nam hội nhập sâu với thương mại khu vực và thế giới. Để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 26)

w