Hệ thống hạ tầng thương mạ

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 41)

Các loại hàng hoá trao đổi trên thị trường tỉnh Vĩnh phúc từ lâu đã hình thành hai luồng rõ rệt: luồng hàng của địa phương sản xuất ra để tiêu thụ trên địa bàn và trao đổi với bên ngoài như rau đậu, gia súc, gia cầm, nông sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng…; luồng hàng hoá từ nơi khác đưa đến trao đổi là các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của dân cư như vật dụng gia đình, quần áo, bánh kẹo, đường, sữa, mì chính, vật tư, ngun liệu sản xuất, vật liệu xây dựng… Các sản phẩm này được lưu thông trên thị trường theo mạng lưới kinh doanh, trong đó có mạng lưới của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại được phân bố hợp lý với cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn.

- Về mạng lưới chợ:

Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tồn tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số 59 chợ các loại, (chưa kể các chợ cóc, chợ tạm được hình thành tự phát ở hầu hết các huyện, thị), trong đó, có 4 chợ hạng I (chợ Vĩnh Yên, chợ Đồng Tâm, chợ Phúc Yên, chợ Giang), 12 chợ hạng II, còn lại là chợ hạng III. Hiện nay, mạng lưới chợ đang là loại hình thương mại phát triển khá phổ biến và có vị trí rất quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa cho người dân, nhất là ở khu vực nơng thơn.

Mật độ chợ theo đơn vị hành chính xã, phường tính trung bình trên tồn tỉnh là 0,43 chợ/xã, phường, thấp hơn so với mức chung của cả nước (0,71

chợ/xã, phường). Dân số phục vụ trung bình là 18.526 người/chợ, cao hơn so với mức chung của cả nước (10.768 người/chợ), Bán kính phục vụ trung bình một chợ là 2,6 km/chợ, thấp hơn so với mức bình quân 3,66 km/chợ của cả nước.

Rất nhiều chợ được hình thành từ lâu đời, tốc độ xây dựng mới hàng năm khá chậm. Có tới 31/59 chợ trên địa bàn tỉnh được hình thành trước năm 1975. Tính trung bình trong hơn 30 năm, từ 1975 đến nay, bình qn mỗi năm, tồn tỉnh chỉ xây dựng được 0,8 chợ. Cơ sở vật chất của mạng lưới chợ tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua tuy đã được đầu tư nâng cấp ở một số chợ trung tâm đảm bảo khang trang và kiên cố hơn, hạ tầng kỹ thuật chợ cũng đồng bộ hơn như hệ thống điện chiếu sáng, thơng tin liên lạc, cấp thốt nước, vệ sinh mơi trường, phịng cháy chữa cháy. Xong, phần lớn các chợ trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của nhân dân; cơ sở vật chất chợ còn nghèo nàn, thấp hơn so với tình trạng chung của cả nước. Chợ được xây dựng kiên cố chỉ chiếm 22,4%, chợ lán tạm chiếm 40,3%. Có chợ chỉ là các lều lá dựng trên nền đất, khơng có hệ thống cấp thốt nước, khơng có khu vệ sinh và khu thu gom rác, chưa nói đến các trang thiết bị phịng cháy chữa cháy, nhiều chợ liên tục trong tình trạng quá tải.

Loại hình chợ chủ yếu là chợ tổng hợp (bán lẻ hoặc bán bn, bán lẻ), loại hình chợ chuyên doanh, chợ đầu mối chưa phát triển. Trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 điểm bán buôn hàng nông sản tổng hợp tại chợ Giang, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, có tính chất như một chợ đầu mối. Xung quanh chợ Giang từ lâu đã hình thành khu vực thu gom và phát luồng hàng nơng sản tổng hợp có phạm vi lan toả rộng ra ngoài tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động mua bán chủ yếu được tiến hành tại cơ sở của các hộ tư thương xung quanh phố chợ. Tại khu vực này đã quy hoạch xây dựng mới một chợ đầu mối bán buôn tổng hợp để qui tụ các hộ tư thương vào kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng qui mô và phát triển các dịch vụ tiên tiến phụ trợ kinh doanh.

Lực lượng kinh doanh trên chợ chủ yếu là các hộ tư thương, ngoài ra, tại các chợ nơng thơn cịn có người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm. Các thành phần kinh tế khác (thương nghiệp nhà nước, hợp tác xã...) không đáng kể. Tổng số hộ kinh doanh cố định trên các chợ toàn tỉnh hiện nay khoảng 7.000 hộ. Số hộ kinh doanh trung bình trên một chợ là 127,3 hộ/chợ, cao hơn mức chung của cả nước (100 hộ/chợ).

Mặt hàng kinh doanh trên chợ khá phong phú đa dạng, các ngành hàng kinh doanh chủ yếu là thực phẩm tươi sống, tạp hoá, may mặc, chiếm 71,5%. Riêng các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống chiếm gần 31% tổng số hộ kinh doanh trên các chợ.

Diện tích chiếm đất của các chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khá đa dạng. Số chợ có diện tích nhỏ hẹp (<2000 m2) chiếm 34,3%, chợ có diện tích trên 10.000 m2 chỉ chiếm 9,8%. Diện tích bình qn của một hộ kinh doanh trên chợ phổ biến là trên, dưới 9 m2/hộ.

Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng: Chợ tỉnh là chợ thành phố Vĩnh Yên có ảnh hưởng khá nhiều đến các huyện (chủ yếu là các huyện tiếp giáp với Thành Phố Vĩnh Yên). Chợ có ảnh hưởng liên huyện và ra các tỉnh ngoài là chợ Giang, thị trấn Thổ Tang: là chợ chủ yếu bán buôn, cung cấp các mặt hàng về các huyện khác trong tỉnh và đi ra ngồi tỉnh để bán lẻ. Cịn các chợ khác chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi huyện, xã, phường.

Như vậy, với số lượng, cấp độ và các loại hình như trên, trong những năm qua hệ thống chợ góp phần rất lớn trong việc mở rộng các quan hệ trao đổi, kích thích kinh tế hàng hóa - thị trường phát triển, phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Thông qua các hoạt động mua bán tại chợ, trình độ sản xuất hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng từng bước được nâng lên, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

- Về mạng lưới trung tâm thương mại - siêu thị:

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây đã góp phần cải thiện mức sống, tăng nhu cầu sử dụng hàng hoá cao cấp trong dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, sự phát triển của ngành cơng nghiệp đã có tác động nhất định làm thay đổi tập quán sinh hoạt của bộ phận người dân có thu nhập cao, tạo nên một phong cách tiêu dùng công nghiệp. Nhu cầu sử dụng các loại hình thương mại văn minh với phương thức phục vụ hiện đại, hàng hoá phong phú đa dạng, chất lượng cao đang là xu hướng phát triển tất yếu trên địa bàn. Mặt khác, với vị trí gần kề Hà Nội, qui mô tiêu dùng lớn của thị trường thủ đơ là sức hấp dẫn cho việc hình thành các loại hình thương mại mới để thu hút khách hàng từ thị trường Hà Nội và khách vãng lai.

Siêu thị tổng hợp: Tồn tỉnh hiện có 8 siêu thị tổng hợp (Thành phố Vĩnh

Yên 4, Thị xã Phúc Yên 2 và huyện Vĩnh Tường 2); trong đó có siêu thị Big C đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng I, có diện tích trên 50.000m2, diện tích kinh doanh trên 10.000m2; Cịn lại các siêu thị khác đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng II, có diện tích mặt bằng từ 3.000m2 trở lên, diện tích kinh doanh trên 2.000m2. Ngồi ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cịn hình thành hàng chục siêu thị mini ở các khu đông dân cư sinh sống, vùng nông thôn và ở gần các khu công nghiệp, các siêu thị mini do các hộ kinh doanh mở, có diện tích kinh doanh từ 300 đến 500m2, mặt hàng kinh doanh chủ yêu là đồ dùng sinh hoạt, bánh kẹo, rượu bia, văn phòng phẩm…..

Siêu thị chuyên doanh: Tại các khu vực đô thị là các trung tâm mua bán,

trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh đã bắt đầu hình thành loại hình thương mại hiện đại kinh doanh chuyên ngành: hàng công nghiệp tiêu dùng, đồ gỗ nội thất, xe máy, vật liệu xây dựng…). Các loại hình tổ chức thương mại hiện đại này chủ yếu tập trung tại thành phố Vĩnh n, hoặc rải rác có ở một số đơ thị khác như thị trấn Phúc Yên, trung tâm huyện Vĩnh Tường, Bình Xuyên.

Việc hình thành và kinh doanh khai thác siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhà đầu tư, thuận tiện cho người mua hàng; đảm bảo chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, diện tích kinh doanh đã được khai thác tối đa. Như vậy, việc tiên phong đi đầu trong khu vực mở siêu thị là đúng hướng, qua đó cho thấy trình độ dân trí, nhu cầu về mua sắm hàng hóa theo hướng văn minh hiện đại cũng bắt đầu được hình thành đối với người dân trong tỉnh và ở vùng nông thôn.

- Về cửa hàng bán lẻ: Theo số liệu điều tra của Sở Công Thương Vĩnh Phúc, mạng lưới kinh doanh bán lẻ của tỉnh được phân bổ đều khắp từ thành thị đến nơng thơn, vùng sâu. Nhìn chung, các cửa hàng, cửa hiệu có quy mơ nhỏ. Cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 28.466 cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh mua bán hàng hóa, trong đó 5.857 cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh hàng nơng sản, thực phẩm (chiếm tỷ trọng 20.57%); 6.775 cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh hàng nguyên vật liệu cho sản xuất (chiếm 23.80) và 15.834 cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh hàng tạp hóa (chiếm 55,62%). Nhìn chung, các của hàng, cửa hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có quy mơ nhỏ: có 817 cửa hàng, cửa hiệu có diện tích từ 100m2 trở lên (chiếm tỷ trọng 2,87%), còn lại hầu hết các cửa hàng, cửa hiệu có diện tích từ 30 đến dưới 100m2 (27.649 cửa hàng, cửa hiệu; chiếm tỷ trọng 97,13%). Doanh số bình quân một năm của các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm là 879 triệu đồng; của các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng là 157 triệu đồng; của các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh hàng nguyên vật liệu cho sản xuất 3.590 triệu đồng và các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh hàng tạp phẩm là 86 triệu đồng.

- Mạng lưới kinh doanh xăng dầu: Tồn tỉnh Vĩnh Phúc có 151 cửa

hàng bán lẻ xăng dầu, được phân bổ trên địa bàn 9 huyện, thị và thành phố, trong đó, doanh nghiệp nhà nước có 52 cửa hàng, doanh nghiệp quân đội 13 cửa hàng, cơng ty trách nhiệm hữu hạn có 39 cửa hàng, doanh nghiệp tư nhân

có 27 cửa hàng, doanh nghiệp khác có 5 cửa hàng, hộ kinh doanh cá thể có 15 cửa hàng. Nhìn chung, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của tỉnh có quy mơ nhỏ, chỉ có 39 cửa hàng có từ 5-6 trụ bơm, chiếm tỷ lệ 25,82%. Các cửa hàng đều có diện tích đất từ 500m2 trở lên.

-Hệ thống kho hàng: Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc chưa có Doanh nghiệp Kinh doanh lĩnh vực kho và cũng chưa có tổng kho bán bn hàng hóa tổng hợp. Tuy nhiên từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, một số doanh nghiệp chủ lực cũng đã chủ động xây dựng hệ thống kho phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành, như: hệ thống kho hàng của các doanh nghiệp chế biến nông sản, doanh nghiệp sản xuất gạch men, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng đường, lúa gạo, nơng sản, chè, phân bón…Ước tính tổng diện tích kho hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trên 400.000m2.

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 41)

w