QUAN ĐIỂM CĨ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Ở VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 67 - 72)

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 40,91 43,99 39,62 39,92 41,

2- Theo ngành kinh tế

3.1. QUAN ĐIỂM CĨ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Ở VĨNH PHÚC

NHÂN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Ở VĨNH PHÚC

Một là, phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội

- Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội theo hướng tạo nên sự năng động hơn cho các yếu tố sản xuất - kinh doanh, phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh. Trước mắt, giai đoạn đến từ 2011 đến 2015 cần tập trung vào việc xây dựng năng lực cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng thơng thường với các loại hình phục vụ truyền thống và bước đầu xây dựng một số siêu thị, trung tâm thương mại, sau năm 2010 phát triển mạnh các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại hơn như trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi,...

- Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc gắn chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng kinh tế Bắc bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đặc biệt Vĩnh Phúc nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và Thủ đơ - khu vực có nhiều thành phố, nhiều trung tâm kinh tế, thương mại, công nghiệp đang phát triển và đặc biệt là gần kề Hà Nội - một trung tâm giao thương của cả nước và quốc tế - thị trường tiêu thụ và cung ứng hàng hoá lớn, là một yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự phát triển ngành thương mại nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương

mại nói riêng. Một mặt, Vĩnh Phúc có thể cung ứng dịch vụ phân phối hàng hóa và các dịch vụ khác khơng chỉ cho tiêu dùng trong địa bàn tỉnh mà còn cho các tỉnh khác trong vùng. Đồng thời, Vĩnh Phúc sẽ chịu tác động lan toả trực tiếp từ các trung tâm thương mại phát triển để nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận các loại hình dịch vụ phân phối tiên tiến, hiện đại. Mặt khác, việc tham gia vào quá trình phân cơng và chun mơn hố trong vùng sẽ giúp Vĩnh Phúc có điều kiện mở rộng qui mô thương mại, tạo giá trị gia tăng lớn hơn, thúc đẩy kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại phát triển mạnh mẽ.

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Vĩnh Phúc có thể khai thác các lợi thế về giao thông, về đầu tư để tham gia vào từng khâu của q trình lưu thơng hàng hóa, phát triển thương mại của mỗi địa phương trên tuyến hành lang, gắn với hợp tác, phát triển thương mại với Trung Quốc và ASEAN. Mặt khác, để có được lợi thế phát triển lớn hơn, Vĩnh Phúc phải dựa vào việc liên kết kinh tế với các tỉnh lân cận và đạt được tính kinh tế theo quy mơ. Liên kết kinh tế, thương mại sẽ vừa là cơ hội phát triển, vừa đóng vai trị là cầu nối quan trọng trong phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại.

Như vậy, trong giai đoạn 2010-2020, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc vừa phải mở ra cơ hội liên kết kinh tế với các thành phần kinh tế trong tỉnh, với các tỉnh xung quanh, vừa tăng cường năng lực tiếp cận trực tiếp với thị trường thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Quốc đồng thời phải nhanh chóng xây dựng và củng cố các kênh hàng hố giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh trong nội vùng.

- Chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho thương mại trên địa bàn tỉnh nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng vừa đảm bảo thực hiện văn minh thương mại, vừa đảm bảo tính hiệu quả cao của cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư.

Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường, hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật thương mại trên cả nước nói chung cũng được phát triển tốt hơn với nhiều loại hình đa dạng hơn và thuộc nhiều chủ sở hữu hơn. Đồng thời, với điều đó, hệ thống cơ sở vật chất thương mại hiện nay cũng đặt ra nhiều vấn đề như: tính đồng bộ nhằm thực hiện một q trình thương mại; tính tập trung và tính quy mơ tại các trung tâm, đầu mối để tham gia vào việc hình thành các kênh, luồng hàng hố lớn; tính tiết kiệm hay tính kinh tế của cả hệ thống cơ sở vật chất; và điều quan trọng hơn là tính hợp lý trong tổ chức phát triển của hệ thống này.

- Nâng cao năng lực và vai trò quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại của địa phương, đảm bảo vừa tuân thủ theo quy định của pháp luật Nhà nước, vừa tạo ra cơ hội cho các chủ thể kinh doanh phát triển năng động hơn.

Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng trong những năm vừa qua là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên động lực phát triển. Tuy nhiên, thực tế quản lý Nhà nước hiện nay cũng nảy sinh khơng ít những vấn đề bất cập trước sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Những bất cập đó tồn tại cả ở mơ hình hệ thống tổ chức, trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách và trong yếu tố con người. Mặc dù, trong đó có những vấn đề lớn và thường vượt quá khả năng điều chỉnh, giải quyết một số ngành, một số địa phương, nhưng trước hết các ngành, địa phương cần phải có những nỗ lực tự giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi tổ chức, quản lý của mình, đặc biệt là trong việc phối hợp giữa các ngành, các cơ quan chức năng. Nâng cao năng lực và vai trò của quản lý Nhà nước không chỉ của Sở Công Thương mà của tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh từ khâu xây dựng các chương trình, dự án đầu tư, phân bổ các nguồn lực đến việc quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hố có sức cạnh tranh trên thị trường.

Hai là, phát triển theo hướng đa dạng hố về quy mơ, loại hình phù hợp với địa bàn, tiềm lực tài chính, trình độ tổ chức quản lý của chủ thể kinh doanh thương mại tư nhân

Từng bước sắp xếp và tổ chức lại mạng lưới kinh doanh của thương mại tư nhân ở Vĩnh Phúc. Tỉnh cần chú trọng đến việc quy hoạch, xây dựng lại mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại, tổ chức mạng lưới kinh doanh phù hợp với quy mơ và trình độ tổ chức của thương mại tư nhân, đảm bảo đủ diện tích kinh doanh theo những khu tập trung như chợ, trung tâm thương mại, siêu thị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của các cơ quan chức năng.

Từng bước hoàn thiện và phát triển mạng lưới kinh doanh của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc theo hướng hợp lý, đa dạng, với nhiều hình thức quy mơ và phương thức kinh doanh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đa dạng và phong phú tại chỗ. Để thiết lập mạng lưới bán hàng rộng khắp, các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại phải đầu tư vốn thành lập các cửa hàng trung tâm, siêu thị ở các huyện như Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương …. đồng thời liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác với hình thức đại lý, tổng đại lý. Tuỳ theo sức mua và thị hiếu của mỗi khu vực thị trường mà các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại có hướng điều chỉnh quy mơ, mật độ các đại lý, cửa hàng cho phù hợp. Đầu tư mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh ở các chợ biên giới, các chợ vùng sâu, nông thôn.

Thúc đẩy và tạo điều kiện để các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa tăng khả năng cạnh tranh, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Khuyến khích thương mại tư nhân thành lập các doanh nghiệp có quy mơ lớn để có khả năng mở rộng và phát triển thị trường trong và ngồi nước. Bên cạnh đó Tỉnh cần định hướng các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại phát triển ở những khâu, những lĩnh vực mà thương mại Nhà

nước không nhất thiết phải nắm giữ. Những định hướng đó phải gắn với việc hỗ trợ chính sách, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để tránh tình trạng thương mại tư nhân phát triển tự phát, manh mún, mất cân đối, chú ý phát triển thương mại tư nhân ở khu vực huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc là các huyện có thị trường bán bn, bán lẻ sơI động, là đầu mối nhập, xuất hàng hóa đi các vùng lâm cận, các tỉnh phía Bắc, phía Nam…, ngồi ra phát triển ở các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương… là các huyện miền núi của tỉnh. Mặt khác, cũng cần nâng cao vai trò chủ đạo, dẫn dắt của thương mại Nhà nước đối với thương mại tư nhân với các hình thức liên doanh, liên kết, nhằm đảm bảo cho thương mại tư nhân phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc theo xu hướng không ngừng hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày nay, tồn cầu hố kinh tế là xu thế khách quan đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi quốc tế, do đó bất kể một quốc gia nào đứng ngồi xu thế đó đều có nguy cơ tụt hậu. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với tinh thần phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, hội nhập vì lợi ích đất nước, quốc gia, dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế, nhưng cũng phải thấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có khơng ít khó khăn thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Bởi vì, chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, đồng thời lại là một quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp là chủ yếu lên nền kinh tế hàng hoá. Do đó những hạn chế như: sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp; trình độ cơng nghệ lạc hậu, tính

trì trệ bảo thủ trong sản xuất, kinh doanh; sức cạnh tranh kém đó là những thách thức lớn đối với kinh tế thương mại nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng khi chúng ta hội hập sâu kinh tế quốc tế.

Để khắc phục những hạn chế và từng bước thích ứng với luật pháp và thơng lệ quốc tế, thích ứng với q trình tự do hố thương mại, thì kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc phải gắn sự phát triển của mình với sự phát triển chung của thương mại Việt Nam, gắn phát triển thị trường trong nước với thị trường thế giới. Đồng thời, những diễn biến thay đổi trong hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thị trường trong nước phải ln thích ứng với những biến động trên thị trường thế giới nhằm giảm những đột biến về giá cả ở thị trường trong nước, từng bước đưa thương mại Việt Nam hội nhập với thương mại thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoa IX), Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w