- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 40,91 43,99 39,62 39,92 41,
2- Theo ngành kinh tế
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc
rộng khả năng khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và khả năng cạnh tranh trongkinh doanh.
- Để giải quyết tình trạng manh mún, phân tán của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc thì Tỉnh phải xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế, từng bước đưa các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại vào các khu kinh doanh tập trung, có điều kiện áp dụng các hình thức kinh doanh tiên tiến và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhântrong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc
Vấn đề nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với nền kinh tế. Do vậy, cần phải có phương hướng đầu tư vào đào tạo bắt đầu từ giáo dục phổ thông và chú trọng đào tạo nghề. Đối với các doanh nghiệp thương mại tư nhân thì rất cần một đội ngũ lao động có năng lực, tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng sáng tạo để tăng sức cạnh tranh của thành phần kinh tế này với các thành phần kinh tế khác.
Số lượng lao động của nước ta rất dồi dào nhưng chất lượng lao động cịn hạn chế khơng chỉ riêng khu vực tư nhân mà nó là đặc điểm chung của lao động nước ta. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực tư nhân, Nhà nước cần phải quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế này. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu trên Tỉnh cần có các giải pháp để đào tạo nguồn lao động cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại cả về số lượng và chất lượng, các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, tổ chức điều tra cơ bản hoạt động của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Để có các giải pháp đào tạo lại cho sát với thực tế trình
độ của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại cần phải có cuộc điều tra cơ bản hoạt động của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại để nắm được các
thông tin cần thiết về: loại hình tổ chức, ngành nghề kinh doanh, quy mơ về vốn, trình độ người lao động (bao gồm nghề nghiệp, tuổi, chức vụ, trình độ chun mơn) .... và các thơng tin này cần được cập nhật hàng năm.
Sau khi có các thơng tin cần thiết cần tổ chức phân loại theo ngành nghề, quy mô. Trước mắt tập trung vào đào tạo và đào tạo lại lao động cho các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại và các hộ kinh doanh có quy mơ lớn. Tỉnh cần xây dựng kế hoạch và chỉ đạo chặt chẽ các ngành, các cấp nhất là Cơng Thương và phịng cơng thương các huyện, thị xã, thành phố về xây dựng chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại.
Thứ hai, củng cố và nâng cấp hệ thống các trường dạy nghề của Tỉnh.
Để đạt được mục tiêu nguồn lao động, đủ về số lượng và đạt chất lượng cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại cần củng cố và nâng cấp hệ thống trung tâm dạy nghề của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố như đầu tư cơ sở vật chất cho Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc, trường Cao Đẳng Nghề Việt Đức, Trung tâm dạy nghề của tỉnh, các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, của các huyện, thị xã, thành phố để đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội trong thời gian tới. Đồng thời đào tạo, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh thương mại theo hướng văn minh hiện đại.
Thứ ba, đa dạng hố các hình thức đào tạo theo phương thức xã hội giáo dục là chủ yếu:
- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho lao động khu vực kinh tế tư nhân
trong lĩnh vực thương mại theo từng ngành nghề, trang bị cho họ những kiến thức chung về thương mại và những kiến thức kinh tế, khoa học cơng nghệ, pháp luật có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của họ.
- Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, chế biến thực phẩm ăn uống... người lao động trong lĩnh vực này phải được học chuyên môn, sát hạch cấp giấy chứng nhận đủ trình độ thì mới được hành nghề.
- Mở các lớp đào tạo chuyên sâu cho lao động các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại tham gia hoạt động xuất nhập khẩu về
trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
- Mở các lớp trang bị kiến thức cho những người đứng đầu các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại về các luật kinh tế và các chính sách cụ thể mà doanh nghiệp phải thực hiện theo các hình thức khác nhau. Tỉnh cần mở những khố đào tạo miễn phí hoặc giảm phí cho các doanh nghiệp nhằm động viên và thu hút chủ doanh nghiệp và người lao động có điều kiện học tập nâng cao trình độ.
- Đối với các hộ kinh doanh nhỏ khơng có điều kiện học các lớp thì có thể nâng cao trình độ cho người lao động bằng các hình thức như: tun truyền thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cơ quan, tổ chức đoàn thể, trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn ....
Thứ tư, Tỉnh cần có những chính sách và biện pháp hỗ trợ về đào tạo nguồn lao động, có chính sách hỗ trợ phát triển các trung tâm giới thiệu việc
làm, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức và cá nhân mở các cơ sở dạy nghề, làng nghề, nghệ nhân, thợ cả trong việc đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động...
Thứ năm, các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thương mại, cần có bộ phận chuyên trách để theo dõi, lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn lao động cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc, cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để thực hiện, nhằm đạt được mục tiêu cung cấp đội ngũ lao động đủ số lượng cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh.