Sự phát triển về số lượng và biến đổi cơ cấu của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Vĩnh Phúc

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ kinh tế cá thể, tiểu chủ là một trong 5 thành phần kinh tế của nước ta và có vị trí quan trọng lâu dài; Nhà nước ln tạo điều kiện và giúp đỡ thành phần kinh tế này phát triển. Trong những năm qua với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.

a) Sự phát triển về số lượng kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Vĩnh Phúc. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai

đoạn 2005- 2010 các thành phần kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và ổn định ở mức khồng 10%/ năm, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của các

thành phần kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc thì kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại luôn chiếm tỷ lệ từ 57% đến 59% trên tổng số các thành phần kinh tế của tỉnh. So sánh với các thành phần kinh tế khác trong lĩnh vực thương maị thì số lượng kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng và có tốc độ phát triển cao hơn; Cụ thể năm 2005 kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại có 12.937 đơn vị, chiếm 57,15% các thành phần kinh tế của tỉnh; năm 2007 kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại có 16.618 đơn vị, chiếm 58,22% các thành phần kinh tế của tỉnh; năm 2010 kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại có 19.428 đơn vị, chiếm 59,12% các thành phần kinh tế của tỉnh.

Đến năm 2010 có 32.862 đơn vị đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, du lịch và khách sạn - nhà hàng, trong đó có 32.128 hộ cá thể, 725 doanh nghiệp tư nhân, 04 doanh nghiệp nhà nước 4, 05 doanh nghiệp tập thể; bình qn mỗi năm có trên 2.000 đơn vị đăng ký mới. Trong đó hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chiếm 52,56%; khách sạn, nhà hàng chiếm 30,54%; dịch vụ chiếm 16,89%. Xem thêm [6], [7], [37] và (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Số đơn vị kinh doanh Thương mại- Dịch vụ, Du lịch và Khách sạn-

Doanh nghiệp, hộ ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 22.620 25.168 28.545 27.857 29.814 32.863 Trong đó DN 321 321 350 550 631 735 Nhà nước DN 32 11 10 3 7 4 Tập thể DN - - - 6 7 5 Tư nhân DN 278 309 339 540 616 725 Kinh tế có vốn ĐTNN DN 2 1 1 1 1 1 Cá thể Hộ 22.308 24.847 28.104 27.307 29.183 32.128 KTTN trong lĩnh vực TM/ Tổng số % 12.937 = 57, 15 14.492 = 57, 58 16.618 = 58, 22 16.065 = 57, 67 17.429 = 58, 46 19.428 = 59,12 Nguồn: [7], [8], [37].

Qua bảng số liệu chúng ta thấy số lượng kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc tham gia kinh doanh trên thị trường lại tăng nhanh hơn so với các thành phần kinh tế khác, năm 2010 có 19.428 đơn vị chiếm 59,12%, trong khi đó kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giảm đáng kể. Sự phát triển nhanh về số lượng của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Vĩnh Phúc trong những năm gần đây là do yêu cầu phát triển của thị trường và sự thơng thống trong thủ tục thành lập doanh nghiệp, đã khuyến khích các hộ kinh doanh của kinh tế tư nhân phát triển. Đối với hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thương mại, sau khi xóa bỏ bao cấp từ cuối năm 1986, với những cơ chế, chính sách mới đã phát triển mạnh mẽ và tăng lên qua từng năm, đến năm 2010 có 32.128 hộ.

Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại có tốc độ phát triển nhanh về số lượng so với các thành phần kinh tế khác kinh doanh trong trong lĩnh vực thương mại. Sự gia tăng này là do nhu cầu nội tại, bức thiết của việc thúc đẩy sản xuất, lưu thơng hàng hóa trên thị trường nhằm đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu về sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội. Đồng thời, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại phát triển nhanh về số lượng đã tạo ra đội ngũ đông đảo các chủ thể kinh doanh trên thị trường cạnh tranh với nhau. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể không chỉ

tạo lập môi trường cạnh tranh trong khu vực kinh tế tư nhân mà đã có sức ép lớn đối với các thành phần kinh tế khác nhau nhằm phát triển môi trường cạnh tranh, thúc đẩy quá trình kinh doanh thương mại phát triển.

- Chia theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp thì, theo số liệu của Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc, giai đoạn từ 2005 - 2010, có 628 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới hoạt động, với số vốn là 11.646.460 triệu đồng, nâng tổng số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lên 1.690 doanh nghiệp và nâng tổng số vốn lên 16.489.783 triệu đồng; các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31]. Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ tỷ lệ cao hơn so với các lĩnh vực khác, chiếm 43,07% (728/ 1.690 doanh nghiệp). Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp như sau: doanh nghiệp tư nhân: 254; công ty trách nhiệm hữu hạn: 885; công ty cổ phần: 236, doanh nghiệp tập thể: 315.

Như vậy, trên địa bàn tỉnh loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn phát triển phổ biến hơn so với các loại hình khác, chiếm 52,36% trong khi đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 15,02% và công ty cổ phần chiếm 14%, doanh nghiệp tập thể chiếm 18,62%.

Hoạt động kinh doanh của các hộ thương mại tư nhân phát triển với tốc độ nhanh, lực lượng tiểu thương, bn bán nhỏ về cơ bản được hình thành tự phát, vì vậy tính ổn định và bền vững kém. Họ có thể chuyển đổi cơ cấu hàng hố kinh doanh, địa bàn kinh doanh, phương thức hoạt động cho đến khi có được lợi nhuận thoả đáng và tập trung chủ yếu vào một số ngành hàng như buôn bán lẻ, ăn uống, lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, xe gắn máy, khách sạn, nhà hàng vv…thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2: Số hộ kinh doanh thương mại phân ngành kinh tế

Đơn vị tính:hộ kinh

doanh

Ngành nghề 2006 2007 2008 2009 2010

- Số hộ 18.339 22.814 24.209 25.801 28.453+Bán buôn, đại lý, bán lẻ, sửa +Bán buôn, đại lý, bán lẻ, sửa

chữa xe có động cơ và đồ dùng gia đình.

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

w