Nhân tố chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mạ

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 29)

luật của Nhà nước về kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại

Q trình khơi phục và phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nước ta gắn liền với những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. Trong những năm đổi mới, chủ trương thừa nhận và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng được hình thành từng bước. Từ khẳng định sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế với thừa nhận kinh tế tư nhân tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm

1986), đến hội nghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3 năm 1989), Đảng ta đã chủ trương cho phép kinh tế tư nhân được hoạt động cả trong lĩnh vực thương mại với giới hạn trong một số khâu, lĩnh vực nhất định. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991 khẳng định rằng, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Kinh tế cá thể, tiểu chủ được phát triển kinh doanh trong các ngành nghề ở cả thành thị và nông thôn, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh.

Hội nghị Trung ương 2 khóa VII năm 1992 đã đưa ra một số chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm cho kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, xóa bỏ những cấm đốn và ràng buộc vơ lý, những thủ tục phiền hà gây khó khăn cho việc phát triển kinh doanh của nhân dân. Theo đó, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã thực sự được thừa nhận và tạo điều kiện phát triển như kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực khác.

Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996, Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 khẳng định tiếp tục chủ trương phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Nghị quyết Trung ương năm khóa IX đã có chủ trương tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển và không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Đại hội Đảng lần thứ X, năm 2006 khẳng định: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (tồn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp

luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh” và cũng khẳng định “kinh tế tư nhân có vai trị quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [15, tr.83].

Đại hội Đảng lần thứ XI, tiếp tục khẳng định “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [16, tr.73].

Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước [16, tr.209].

Với tinh thần đó, Đảng chủ trương tập trung sửa đổi bổ sung một số cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng phát triển như: Chính sách về đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách lao động tiền lương, chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học cơng nghệ, chính sách hỗ trợ về thơng tin xúc tiến thương mại...

Như vậy, trong các Văn kiện của Đảng kể từ Đại hội VI đến nay, nhận thức về kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng được bổ sung, làm giàu khơng ngừng, tạo điều kiện cho sự ra đời của các chính sách về phát triển thương mại ngày càng thơng thống và phù hợp hơn với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, Luật Doanh nghiệp năm 1999, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 đặc biệt là Luật doanh nghiệp 2005, Luật Thương mại 2005. Những văn bản đó là cơ sở pháp lý để khôi phục và phát triển của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp của kinh tế dân doanh.

Những thay đổi trong chủ trương chính sách của Đảng về kinh tế tư nhân nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng gắn liền với việc thể chế hóa thơng qua hệ thống pháp luật đã tạo niềm tin và môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển trong lĩnh vực thương mại. Từ chỗ chỉ đóng vai trị bổ sung cho thương mại nhà nước và tập thể, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã thay thế thương mại nhà nước, trở thành chủ thể chủ yếu của lĩnh vực thương mại nước ta, có vai trị thực sự là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn 2000- 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của kinh tế tư nhân tăng 7,19 lần, nhờ đó tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong tổng số mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội giai đoạn 2000- 2010 tăng từ 80,6% lên 83% [41].

Một phần của tài liệu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 29)

w