Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đơng và phía Nam giáp Thủ đơ Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc n, các huyện Bình Xun, Lập Thạch, Sơng Lơ, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, n Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.003,0 ngàn người, năm 2010 là 1.010,4 nghìn người, mật độ dân số 820 người/km2.
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đơ Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phịng và trục đường 18 thơng với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đơ Hà Nội thúc đẩy tiến trình đơ thị hóa, phát triển cơng nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đơ Hà Nội.
Q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển cơng nghiệp các tỉnh phía Bắc.
Đồng thời,sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội...
Về cơ cấu lao động theo lĩnh vực kinh tế: sự phát triển nhanh chóng của các ngành cơng nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã kéo theo sự gia tăng lao động trong các lĩnh vực này, đồng thời sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông - lâm - thuỷ sản sang các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn 2005-2010, tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, thương mại tăng từ 14,8% năm 2005 lên 19,7% năm 2010, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,1% lên 25%. Trong khi đó, lao động trong ngành nông - lâm nghiệp- thủy sản giảm từ 73,1% xuống còn 55,3%.- Hệ thống các cơ sở giáo dục- đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tỉnh đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở từ năm 2002, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhanh: năm 2005 là 28%; 2010 là 51,2%.