Đặc điểm về đối tượng khám xét

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khám xét trong điều tra các vụ án hình sự theo chức năng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Bình (Trang 32 - 38)

- Người: Những người có thể bị khám xét bao gồm: Bị can, bị cáo; người

đang bị truy nã; người có mặt tại nơi khám xét cất giấu trong người đồ vật cần phát hiện thu giữ. Khi khám xét người, lực lượng khám xét được quyền khám xét thân thể, quần áo đang mặc, đồ vật và phương tiện mang theo của người đó. Do đó, khi tiến hành khám xét người, lực lượng khám xét cần đặc biệt chú đến những đồ vật mang theo, những biểu hiện bất thường của đối tượng trong quá trình khám xét để phát hiện những nơi có thể cất giấu vật chứng trong người và các đồ vật, phương tiện mang theo nhằm thu giữ các đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Ngồi ra, do các tội phạm về trật tự xã hội có khung hình phạt cao nên các đối tượng phạm tội về trật tự xã hội thường chống đối rất quyết liệt để lẩn trốn, tiêu huỷ tài liệu, vật chứng của vụ án. Thực tế cho thấy, rất nhiều đối tượng phạm tội về trật tự xã hội đã tự trang bị vũ khí như súng, lựu đạn, dao, mã tấu… để chống trả khi bị phát hiện, bắt giữ. Vì vậy, trong quá trình khám xét đối với các đối tượng phạm tội về trật tự xã hội, lực lượng khám xét phải luôn đề cao cảnh giác, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi chống đối, tiêu huỷ vật chứng của đối tượng bị khám xét.

Tuy nhiên, khác với các đối tượng khám xét khác, đối tượng của khám xét người là những con người cụ thể, mà theo quy định của Hiến pháp thì cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm… Hơn nữa, đối tượng bị khám xét thường sử dụng nhiều thủ đoạn để che dấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho lực lượng khám xét cũng như sẵn sàng chống trả quyết liệt, thậm chí tấn cơng lại lực lượng khám xét để tiêu hủy chứng cứ và trốn thốt. Do đó, khi khám xét người cần đặc biệt chú ý quan sát, đề phòng việc đối tượng chống đối, gây khó khăn, cản trở cuộc khám xét cũng như chơng trả lại lực lượng khám xét.

- Đồ vật:

Đây là những vật mà người bị khám xét mang theo người hoặc để tại chỗ ở, chỗ làm việc, có thể cất giấu các tài liệu có liên quan đến vụ án cần phát

hiện, thu giữ. Trong thực tế, đối tượng phạm tội về trật tự xã hội thường cất giấu vào các đồ vật trong nhà, trong cơ quan như bàn, ghế, quạt, tủ, giầy, các phương tiện giao thơng… Do đó, trong q trình khám xét, để thu giữ các tài liệu, vật chứng này, việc khám xét đồ vật trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội cũng được tiến hành rất phổ biến. Tuy nhiên, các đối tượng phạm tội về trật tự xã hội thường có thủ đoạn rất tinh vi, hơn nữa, các đồ vật mà đối tượng sử dụng để cất giấu các tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ án rất đa dạng, phức tạp, không dễ phát hiện được. Vì vậy, việc khám xét đồ vật trong quá trình điều tra các tội phạm về trật tự xã hội gặp rất nhiều khó khăn, một số trường hợp không thể phát hiện, thu giữ được đầy đủ các vật chứng của vụ án.

Đặc biệt, các đồ vật có liên quan đến khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội thường rất đa dạng về chủng loại, có cấu trúc phức tạp, có nhiều nơi khuất, kín, khó cạy phá, có phần rỗng để cất giấu… nên thường gây ra nhiều khó khăn cho khám xét.

- Chỗ ở:

Là nơi một gia đình hay một người dùng để cư trú, nghỉ ngơi có cất giữ tài sản riêng, trong đó có thể cất giấu các tài liệu có liên quan đến vụ án.

Như đã trình bày ở trên, khu vực chỗ ở bao gồm: Khu vực chính, khu vực phụ và các khu vực phụ cận. Khi tiến hành khám xét chỗ ở thì các khu vực trên đều có thể bị khám xét.

Các đối tượng phạm tội về trật tự xã hội thường cất giấu các đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án tại chỗ ở. Mặc dù vậy, do đặc điểm của chỗ ở thường rất rộng, đối tượng có thể lựa chọn rất nhiều vị trí để cất giấu các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Các đối tượng phạm tội về ma t thường lựa chọn những vị trí kín đáo, khó bị phát hiện, thậm chí cịn đào hầm bí mật để cất giấu các chất ma tuý và các vật chứng khác của vụ án, gây rất nhiều khó khăn cho q trình tiến hành khám xét.

Hơn nữa, tại chỗ ở thường có nhiều đồ vật, tài sản khác nhau mà đối tượng phạm tội có thể lợi sử dụng để cất giấu các vật chứng của vụ án nên khám xét chỗ ở thường phải tiến hành trong thời gian dài, dễ gây hư hỏng, thiệt hại cho các đồ vật, tài sản đó, do đó có thể gây ra sự cản trở, chống đối của đối tượng bị khám xét cũng như những người khác ở cùng với đối tượng.

Ngoài ra, thực tế cho thấy có nhiều đối tượng phạm tội về trật tự xã hội khơng sống một mình mà thường sống cùng những người khác trong gia đình, họ hàng… Trong trường hợp đối tượng sống chung với nhiều người khác thì một yêu cầu rất quan trọng là lực lượng khám xét cần xác định chính xác phạm vi chỗ ở của đối tượng để tiến hành khám xét và lực lượng khám xét chỉ được khám xét trong phạm vi chỗ ở của đối tượng.

- Chỗ làm việc:

Là nơi người bị khám xét đang làm việc như trong các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội… Đây cũng có thể là nơi cất giấu các giấy tờ, tài liệu chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng. Do đó, trong quá trình điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, Cơ quan điều tra có thể tiến hành khám xét chỗ làm việc đối với các đối tượng phạm tội để phát hiện thu giữ các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Về đặc điểm cấu trúc thì chỗ làm việc tương đối giống chỗ ở, cũng là một căn phịng, một ngơi nhà cụ thể. Tuy nhiên, chỗ làm việc có những đặc điểm riêng khơng giống với chỗ ở, địi hỏi lực lượng khám xét cần chú ý trong quá trình khám xét. Chỗ làm việc của đối tượng thường nằm trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… Do đó, việc tiến hành khám xét sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả cơ quan, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cơng việc cuả nhiều người khác. Vì vậy, lực lượng khám xét cần tiến hành khám xét khẩn trương, nhanh chóng, khơng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho những người khác trong cơ quan.

Đồng thời, cần chú ý xác định chính xác phạm vi cần khám xét. Bởi vì, đối tượng bị khám xét thường làm việc với nhiều người khác trong cùng một căn phịng, do đó khơng thể khám xét tồn bộ căn phịng và các đồ vật trong phịng đó, mà lực lượng khám xét chỉ được khám xét những đồ vật trong phạm vi chỗ làm việc của đối tượng bị khám xét.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế có thể thấy việc khám xét chỗ làm việc đối với các đối tượng phạm tội là khơng nhiều, bởi vì đa số các đối tượng phạm tội về trật tự xã hội khơng có cơng việc ổn định, khơng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị...

- Địa điểm:

Trong thực tế khi tiến hành điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, có những trường hợp đối tượng khơng cất giấu các vật chứng của vụ án tại chỗ ở, chỗ làm việc mà mang đi cất giấu ở một địa điểm khác, hoặc chính các đối tưọng này lẩn trốn tại địa điểm đó. Địa điểm này có thể là một khu vườn, một mảnh đất, thửa ruộng..., là nơi cất giấu, tẩu tán vật chứng của vụ án, cũng có thể là nơi lẩn trốn của đối tượng bị truy nã, nằm ngoài phạm vi khu vực chỗ ở. Chính vì vậy, việc khám xét địa điểm có thể giúp cho việc thu thập các tài liệu vật chứng khác cũng như phát hiện các đối tượng phạm tội đang lẩn trốn.

Những địa điểm này thường rộng lớn, khó xác định được vị trí cất giấu các đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án, do đó, khám xét địa điểm thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, muốn khám xét địa điểm đạt hiệu quả, lực lượng khám xét cần thu thập đầy đủ các thơng tin, tài liệu có liên quan đến địa điểm khám xét, thủ đoạn cất giấu các đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án cũng như vị trí cất giấu các đồ vật, tài liệu đó thơng qua các biện pháp trinh sát và các biện pháp điều tra khác trước khi tiến hành khám xét.

- Thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm:

Trong thời gian qua, một số đối tượng phạm tội về trật tự xã hội đã sử dụng thủ đoạn lợi dụng đường bưu điện. Vì vậy, khi tiến hành điều tra các tội

phạm về trật tự xã hội, lực lượng CSĐTTP về trật tự xã hội có thể tiến hành khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm để thu giữ các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật. Việc khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được tiến hành khi tất cả những thứ này đang nằm trong sự quản lý của cơ quan bưu điện, chưa giao cho người nhận. Nếu đã được giao cho người nhận mà người nhận mang theo người hay để tại chỗ ở thì khi bị khám xét, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được coi là đồ vật và việc khám xét được tiến hành như khám đồ vật. Trong thực tế đã có một số trường hợp các đối tượng vận chuyển qua đường bưu điện thơng qua các gói bưu phẩm, bưu kiện, bưu thiếp với thủ đoạn rất tinh vi. Do đó, việc tiến hành khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm một cách kịp thời sẽ góp phần quan trọng vào việc điều tra, khám phá các vụ án.

Tuy nhiên, việc khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là rất phức tạp bởi vì nó xâm phạm trực tiếp đến quyền được đảm bảo an tồn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của cơng dân được quy định tại Điều 73 của Hiến pháp. Do đó, khơng thể tuỳ tiện tiến hành khám xét, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được mà việc khám xét phải do người có thẩm quyền tiến hành khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra với Cơ quan bưu điện trong quá trình tiến hành thì mới đạt được hiệu quả. Để giải quyết có hiệu quả vấn đề này, ngày 05/05/2006, Liên Bộ Cơng an và Bộ Bưu chính viễn thơng đã ra thơng tư liên tịch hướng dẫn mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, gói hàng hố gửi qua mạng bưu chính cơng cộng và mạng chuyển phát nhanh nhằm phát hiện tội phạm về trật tự xã hội, trong đó quy định chi tiết, đầy đủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành về thủ tục mở và kiểm tra thư, bưu kiện, bưu phẩm, gói hàng hố để phát hiện các tài liệu vật chứng liên quan đến vụ án. Thông tư này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mối quan hệ phối

hợp giữa các đơn vị liên quan khi tiến hành khám xét, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra các tội phạm về trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khám xét trong điều tra các vụ án hình sự theo chức năng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Bình (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w