phạm về trật tự xã hội trên địa bàn Quảng Bình
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình tiến hành khám xét lực lượng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội Cơng an tỉnh Quảng Bình cịn gặp phải một số hạn chế sau:
* Trong giai đoạn chuẩn bị khám xét.
Qua khảo sát và trao đổi với các điều tra viên cho thấy những sai sót dẫn đến hiệu quả chiến thuật khám xét không cao chủ yếu nằm trong giai đoạn này. Những sai sót cụ thể là:
- Một số điều tra viên khơng có tác phong làm việc khẩn trương trong việc nghiên cứu hồ sơ, thu thập, phân tích và đánh giá những tài liệu vật chứng có liên quan đến cuộc khám xét làm mất tính thời cơ của cuộc khám xét. Bên cạnh đó cũng có trường hợp xem nhẹ giai đoạn này dẫn đến kế hoạch khám xét không sát hợp, hiệu quả cuộc khám xét không đạt được.
- Đa số các bản kế hoạch khám xét chưa được phổ biến quán triệt kỹ đến từng thành viên mà thường chỉ được quán triệt trong một số thành phần chủ chốt. Chính vì vậy, khi tiến hành khám xét nhiều thành viên thậm chí chưa nắm được những nhiệm vụ của mình.
- Các phương tiện vũ khí và nhu cầu tài chính nhiều khi cịn được chuẩn bị khơng đủ do thiếu thốn mặc dù trong kế hoạch khám xét đã đề ra.
- Mối quan hệ phối hợp giữa điều tra viên và các lực lượng khác nhiều khi cịn chưa tốt, có trường hợp điều tra viên đã báo cho lực lượng công an cơ sở để yêu cầu phối hợp nhưng có khi lực lượng cơng an cơ sở và các lực lượng tham gia có mặt khơng đầy đủ. Hoặc đối với Viện kiểm sát, nhiều khi lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã nhanh chóng xác định căn cứ, ra lệnh khám xét rồi chuyển hồ sơ và văn bản đề nghị phê chuẩn lệnh khám xét nhưng việc nghiên cứu và ra quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát thường kéo dài, làm mất tính thời cơ của cuộc khám xét.
- Việc đảm bảo bí mật cuộc khám xét trong giai đoạn chuẩn bị có trường hợp khơng đạt yêu cầu đề ra. Việc lộ kế hoạch khám xét thường xảy ra trong các trường hợp khi lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội yêu cầu trước các lực lượng tham gia phối hợp như: lực lượng công an cơ sở, thành phần chứng kiến theo quy định của pháp luật... hoặc trong giai đoạn chờ Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn lệnh khám xét. Việc khơng đảm bảo bí mật đã dẫn đến nhiều trường hợp khi lực lượng đến khám xét đến thi hành lệnh thì đối tượng đã tiêu huỷ hết những đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án.
- Một số điều tra viên cịn có tư tưởng hữu khuynh bng lỏng, sợ trách nhiệm trong q trình áp dụng chiến thuật khám xét nói chung. Cụ thể là có trường hợp khi điều tra viên đã thu thập được những căn cứ để ra lệnh khám xét nhưng lại không báo cáo lãnh đạo để ra lệnh khám xét mà lại tiến hành các biện pháp điều tra khác như yêu cầu gia đình đối tượng giao nộp những đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án, dẫn đến khơng đạt hiệu quả, gia đình đối tượng tiêu huỷ mất vật chứng của cụ án.
* Trong giai đoạn tiến hành khám xét: các sai sót mà lực lượng khám xét
của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cịn mắc phải là: - Q trình khám xét lực lượng khám xét nhiều khi không chú ý tiếp tục tác động, giáo dục thuyết phục mà thường nặng về cưỡng chế... Mặt khác tư thế tác phong của một số cán bộ tiến hành khám xét chưa khoa học, có trường hợp quá nhu nhược, có trường hợp lại quá cứng rắn nên không làm cho đối tượng bị khám xét chấp hành tốt yêu cầu khám xét. Đã có trường hợp dẫn đến phản ứng tiêu cực như đối tượng đe doạ lại lực lượng khám xét và các thành viên khác.
- Quá trình khám xét lực lượng khám xét nhất là những cán bộ trẻ thường chưa duy trì được sự tập trung cần thiết, nhất là trong những cuộc khám xét kéo dài hoặc khám xét ở những nơi tối tăm, mất vệ sinh. Thêm vào đó, sự theo dõi giám sát của cán bộ chủ trì có lúc cũng khơng được liên tục. Chính vì vậy hiệu quả khám xét chưa cao, có trường hợp cịn bỏ sót nhiều địa điểm cần khám xét. Trong một số trường hợp khám xét sau khi bắt đối tượng hoặc khám xét quả tang thường bỏ lọt, thu giữ không đủ những tài liệu, vật chứng.
* Giai đoạn kết thúc khám xét:
- Biên bản khám xét yêu cầu phải được lập thành 3 bản và có thể có bản ảnh, nhưng qua khảo sát cho thấy tất cả các cuộc khám xét trong điều tra các vụ án về trật tự xã hội khơng có bản ảnh kèm theo và biên bản thường chỉ được lập thành 02 bản ngay tại địa điểm khám xét do người ghi biên bản ngại
viết, số bản cịn lại sẽ phơtơ sau. Có trường hợp khi biên bản lập tại địa điểm khám xét chưa có đủ chữ ký của các thành phần theo quy định của pháp luật như đại diện chính quyền địa phương hoặc người chứng kiến do những người này bận công tác đột xuất hoặc tin tưởng nhau nên có thể để trống và ký sau.
- Qua khảo sát cho thấy biên bản do một số cán bộ điều tra lập (chủ yếu rơi vào những cán bộ có trình độ trung cấp hoặc thiÕu kinh nghiƯm) có văn phong khơng khoa học. Trong biên bản cịn sử dụng nhiều từ ngữ địa phương
- Sự tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm đối với lực lượng khám xét sau các cuộc khám xét thường khơng được tiến hành, nếu có thì chủ yếu là do các điều tra viên chủ trì tiến hành rồi báo cáo lãnh đạo.