khám xét và xây dựng quy trình khám xét cho đội ngũ điều tra viên và cán bộ trinh sát nhằm áp dụng có hiệu quả trong việc điều tra các tội phạm về trật tự xã hội
Khám xét là một biện pháp điều tra thu thập chứng cứ và mang tính cưỡng chế. Trong quá trình khám xét cán bộ điều tra phải thực hiện nhiều thao tác, hành vi tìm kiếm, lục sốt, niêm phong vật chứng... Mặt khác, khám xét là một biện pháp điều tra phổ biến, từng điều tra viên phải thực hiện trong thực tiễn. Như ở phần trên đã trình bày, số cán bộ điều tra có trình độ trung học Công an chiếm tới 51,8%, điều tra viên sơ cấp chiếm 54%. Trong lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma t, số cán bộ có trình độ Trung học chiếm 53%. Trong đó có một số điều tra viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ điều tra. Khi tham gia khám xét còn bị động, lúng túng, thực thi nhiệm vụ thiếu sáng tạo, linh hoạt, hay sơ xuất, làm việc theo phong cách hành chính... lập biên bản khám xét thiếu chặt chẽ. Có thể nói, hiện nay khơng ít điều tra viên chưa nắm vững lý thuyết về chiến thuật khám xét và trong thực tiễn tiến hành khám xét cịn theo kinh nghiệm, tùy tiện. Chính vì vậy, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ về chiến thuật khám xét cho đội ngũ điều tra viên, nhất là điều tra viên ở cấp quận, huyện trên cả hai phương diện lý luận và thực hành là đòi hỏi của thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả của biện pháp khám xét. Theo chúng tôi, trước hết cần bồi dưỡng cho cán bộ điều tra nắm về đặc điểm, âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các tội phạm về trật tự xã hội, nhất là các thủ đoạn mới của bọn tội phạm. Mặt khác, cũng cần phổ biến cho cán bộ điều tra biết những thủ đoạn chống đối, đối phó với khám xét của tội phạm về trật tự xã hội trong từng trường hợp khám xét cụ thể. Đồng thời, cần bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức một cuộc khám xét cho cán bộ điều tra, nhất là lập kế hoạch khám xét, huy động lực lượng tham gia, công tác thông tin chỉ huy, phương pháp khám xét...
Đối tượng của biện pháp khám xét rất đa dạng như người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm... Xây dựng quy trình khám xét những đối tượng cụ thể sẽ đảm bảo cho khám xét được tiến hành một cách thống nhất, khoa học, có hiệu quả. Do đó để nâng cao hiệu quả cơng tác này cần phải xây dựng quy trình khám xét những đối tượng cụ thể trong q trình điều tra nói chung, trong điều tra tội phạm về trật tự xã hội nói riêng là yêu cầu cần thiết. Trong quy trình cần phản ánh đầy đủ, rõ ràng cụ thể dễ hiểu các bước của cuộc khám xét. Cụ thể, quy trình khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm có thể bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xác định đối tượng khám xét và ra lệnh khám xét.
Để xác định đối tượng khám xét chính xác cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và thu thập tài liệu bổ sung cho cuộc khám xét. Kết quả nghiên cứu phải nắm vững được đặc điểm của từng đối tượng khám xét, đặc điểm của những chất ma tuý, đồ vật, tài liệu cần thu giữ. Đối với tội phạm này, trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu bổ sung, cần đặc biệt chú ý làm rõ nhân thân của đối tượng, vai trị, vị trí của đối tượng trong tổ chức tội phạm, số lượng và đặc điểm chất ma tuý mà đối tượng có thể có, nơi có khả năng cất giấu và thủ đoạn ngụy trang cất giấu... những công việc này phải giữ bí mật tuyệt đối để tạo ra yếu tố bất ngờ của cuộc khám xét. Khi xác định đối tượng khám xét cần chú ý xác định các trường hợp:
- Trường hợp khám xét khẩn cấp
- Trường hợp khám xét có phê chuẩn trước của Viện kiểm sát trưởng khi thi hành.
Bước 2: Lập kế hoạch khám xét
- Lực lượng lập kế hoạch.
Lực lượng tiến hành khám xét phải trực tiếp lập kế hoạch khám xét. Điều tra viên thụ lý vụ án phải là tổ trưởng tổ thi hành lệnh khám xét.
+ Đối tượng khám xét (chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm).
+ Mục đích cuộc khám xét: thu giữ chất ma tuý, tiền bạc do phạm tội mà có, các tài liệu phản ánh quan hệ của đối tượng...
+ Thời gian khám xét, địa điểm tiến hành khám xét.
+ Những người tiến hành, những người tham gia, nhiệm vụ cụ thể của từng người.
+ Những phương tiện cần sử dụng khi khám xét. + Dự kiến chiến thuật đột nhập.
+ Xác định trình tự cuộc khám xét, chiến thuật khám xét. + Dự kiến biện pháp bảo vệ cuộc khám xét.
- Hình thức bản kế hoạch:
+ Kế hoạch bằng bản viết có sự phê duyệt của lãnh đạo cơ quan Cảnh sát điều tra.
+ Bằng miệng xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan Cảnh sát điều tra.
Bước 3: Chuẩn bị lực lượng, vũ khí, phương tiện cho cuộc khám xét.
- Chuẩn bị lực lượng: + Những người tiến hành. + Những người tham gia.
- Chuẩn bị vũ khí, phương tiện: + Phương tiện giao thông. + Phương tiện thông tin. + Phương tiện chiếu sáng. + Phương tiện cắt, cạy, phá. + Máy dò kim loại.
+ Giấy, bút, máy ảnh...
- Kiểm tra công tác chuẩn bị:
+ Từng người phân công báo cáo kết quả chuẩn bị. + Người tổ trưởng kiểm tra công tác chuẩn bị lần cuối.
Bước 4: Đến địa điểm khám xét.
- Trước khi rời trụ sở Cơ quan Công an đến địa điểm khám xét.
+ Bố trí cán bộ theo dõi, giám sát đối tượng, nắm chắc biến động của đối tượng khám xét, nhất là những biến động bất lợi, báo cáo kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo.
+ Người tổ trưởng kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị, nhắc nhở lần cuối nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ.
+ Đảm bảo cho tổ rời địa điểm đúng thời gian dự định đến khu vực có đối tượng khám xét.
- Trên đường đến địa điểm khám xét: + Đảm bảo an toàn
+ Đến địa điểm khám xét đúng thời gian đã dự định. - Tiếp cận địa điểm khám xét:
+ Đúng theo phương án đã dự kiến.
+ Giữ bí mật, đề phịng đối tượng cất giấu, tiêu hủy chất ma tuý, vất ma tuý ra khỏi khu vực khám xét.
Bước 5: Đột nhập vào địa điểm khám xét triển khai các biện pháp bảo vệ
an toàn của khám xét.
- Đột nhập vào địa điểm:
+ Theo đúng phương án đã chọn.
+ Kiên quyết, dứt khoát, bất ngờ loại trừ mọi chống đối. + Khơng để đối tượng có thời gian tiêu huỷ chất ma tuý. - Triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn cuộc khám xét:
+ Khi đột nhập vào phải thông báo ngay việc cơ quan Cảnh sát điều tra thi hành lệnh khám xét.
+ Bố trí lực lượng chặn ngay các cửa ra vào và cửa sổ, bảo vệ vịng ngồi. + Kiểm tra tồn bộ căn phịng, ngơi nhà, tập trung mọi người có mặt ở đây vào một chỗ, đảm bảo sự theo dõi, loại trừ mọi khả năng chống đối.
+ Thu gom các loại đồ vật, dụng cụ có thể được sử dụng như là vũ khí, tập trung vào một chỗ, theo dõi chặt chẽ.
+ Ổn định tình hình khu vực khám xét. + Mời người chứng kiến.
Bước 6: Đọc lệnh khám xét và thực hiện các thủ tục tố tụng.
- Giới thiệu thành phần tổ khám xét: - Đọc lệnh khám xét.
+ Người tổ trưởng tổ khám xét đọc lệnh khám xét.
+ Các thành viên của tổ đứng ở vị trí được phân cơng, bảo vệ cuộc khám xét. - Thực hiện các thủ tục tố tụng:
+ Giải thích mục đích của cuộc khám xét.
+ Giải thích quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị khám xét.
+ Kiểm tra làm rõ nhân thân của những người có mặt tại địa điểm khám xét. + Yêu cầu đương sự đưa ra đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án.
Bước 7: Tiến hành khám xét.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người trong tổ khám xét. + Người tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên theo kế hoạch. + Từng người nhận và thực hiện nhiệm vụ được phân cơng, triển khai đội hình. - Tiến hành các biện pháp lục sốt tìm kiếm:
+ Lần lượt kiểm tra kỹ từng địa điểm, từng đồ vật. + Áp dụng các phương tiện để phát hiện chất ma tuý. - Theo dõi quan sát trong quá trình khám xét.
+ Theo dõi các thành viên của tổ để đảm bảo tiến độ cơng việc và an tồn. + Theo dõi đối tượng bị khám xét và những người khác có mặt tại địa điểm khám xét.
+ Theo dõi chất ma tuý và các vật chứng đã phát hiện được.
Bước 8: Lập biên bản khám xét, niêm phong vật chứng.
+ Lập biên bản bằng bản viết. + Kẻ vẽ sơ đồ địa điểm khám xét. + Chụp ảnh địa điểm khám xét. - Niêm phong vật chứng:
+ Gói niêm phong, + Ký niêm phong.
- Đọc và thông qua biên bản. Ký vào biên bản.
- Đọc biên bản khám xét. - Thông qua biên bản.
- Những người có trách nhiệm ký vào biên bản theo quy định của pháp luật.
Bước 9: Kết thúc khám xét
- Ổn định tình hình:
+ Làm cơng tác tư tưởng đối với thân nhân của đối tượng khám xét. + Làm công tác tư tưởng đối với quần chúng.
- Chuyển vật chứng về cơ quan điều tra.