liên quan đến vụ án, lực lượng khám xét có thể cần sử dụng một số phương tiện để đào, cạy, phá, cắt khóa… như cuốc, xẻng, xà beng, kìm cộng lực… Ngoài ra, lực lượng khám xét cũng như cần phải sử dụng các phương tiện để thu thập các đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Lực lượng khám xét cần chuẩn bị các dụng cụ, đồ vật để phát hiện, thu giữ, bảo quản các chất ma tuý cũng như các đồ vật khác có liên quan như đèn pin, các loại túi, hộp để đựng, niêm phong… Bên cạnh đó phải chuẩn bị các phương tiện để bảo vệ an tồn cho cuộc khám xét như các loại vũ khí, cơng cụ hỗ trợ cũng như các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy để di chuyển đến địa điểm khám xét.
Như vậy, có thể thấy các cơng cụ, phương tiện, vũ khí có thể và cần sử dụng trong quá trình khám xét là rất đa dạng, từ các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, các công cụ, phương tiện để đào, cạy, phá đến các phương tiện chiếu sáng, soi tìm và các loại vũ khí, cơng cụ hỗ trợ để đảm bảo an tồn cho khám xét. Các cơng cụ, phương tiện, vũ khí này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả khám xét trong quá trình điều tra các tội phạm về ma tuý. Do đó, trước khí tiến hành khám xét, ĐTV phải làm tốt cơng tác chuẩn bị, lập kế hoạch khám xét, trong đó phải dự kiến đầy đủ các loại vũ khí, cơng cụ, phương tiện có thể và cần phải sử dụng trong quá trình khám xét.
1.5.3. Đặc điểm về những tài liệu, vật chứng cần thu thập trong quátrình khám xét... trình khám xét...
Khi phát hiện đồ vật, tài liệu, vật chứng cần thu giữ, tạm giữ phải chỉ cho đối tượng bị khám và người chứng kiến biết, chụp ảnh đồ vật, tài liệu tại địa điểm phát hiện, mô tả tỷ mỉ địa điểm cất giấy, thủ đoạn ngụy trang cất giấu, đặc điểm của đồ vật vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Về lập biên bản khám xét trước hết để mô tả sao chép kết quả khám xét, cán bộ điều tra có thể áp dụng nhiều hình thức mơ tả, sao chép như: lập biên bản, chụp ảnh, quay phim, kẻ vẽ sơ đồ, trong đó lập biên bản là hình thức bắt buộc. Ngồi việc chấp hành những quy định tại Điều 75 và Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự, khi lập biên bản khám xét cán bộ điều tra cần mơ tả chính xác địa điểm tìm thấy, thủ đoạn cất giấu, đặc điểm của tài liệu, vật chứng, đồ vật kể cả những đồ vật, tài liệu cần thu giữ, tạm giữ, hoặc giao cho gia đình bảo quản. Ở phần cuối của biên bản cần thống kê đúng thủ tục pháp luật những đồ vật, tài liệu thu giữ, tạm giữ, những đồ vật giao cho gia đình bảo quản.
Biên bản khám xét phải được lập tại nơi tiến hành khám xét và phải có chữ ký của những người mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Những điểm sửa chữa trong biên bản phải có chữ ký xác nhận của họ. Đặc biệt chú ý những đồ vật, tài liệu thu giữ, tạm giữ cần phải niêm phong theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 tác giả đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về khám xét và nhiệm vụ của khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, cơ sở pháp lý, chủ thể và quan hệ phối hợp, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trình tự thủ tục tiến hành khám xét, một số đặc điểm của chiến thuật khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Khám xét là một biện pháp điều tra do những người có thẩm quyền tiến hành bằng cách lục sốt, tìm kiếm trong người; đồ vật; chỗ ở; chỗ làm việc; địa điểm; thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm của một người, nhằm phát hiện và thu giữ công cụ phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan trực tiếp đến vụ án. Việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã
Thực tiễn tiến hành khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội có nhiệm vụ cụ thể sau: Phát hiện, thu giữ các vật chứng; các loại vũ khí, cơng cụ, phương tiện mà các đối tượng sử dụng để thực hiện tội phạm; các giấy tờ, tài liệu có ý nghĩa chứng minh tội phạm như: các sổ sách ghi chép, các tài liệu phản ánh mối quan hệ của đối tượng; các tài liệu phản ánh nhân thân của đối tượng phạm tội… phục vụ cho hoạt động điều tra, xử lý các vụ án về trật tự xã hội. Phát hiện các tiền bạc, tài sản do đối tượng phạm tội về trật tự xã hội mà có như nhà, đất, ô tô, xe máy… và những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ lưu hành văn hoá phẩm đồi truỵ, các chất cháy nổ, chất độc... Phát hiện, bắt giữ kịp thời các đối tượng phạm tội về trật tự xã hội cũng như các tội khác đang có lệnh truy nã.
Trong q trình thực hiện khám xét có sự giám sát, chỉ đạo hoạt động của các cấp lãnh đạo và sự phối kết hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong khám xét các tội phạm về trật tự xã hội.
Chương 2