Những tồn tại, thiếu sót trên là do một số nguyên nhân sau đây: - Nguyên nhân khách quan:
+ Hoạt động của bọn tội phạm hình sự trên địa bàn trong nhưng năm gần đây ngày càng tinh vi xảo quyệt, việc che dấu tội phạm sau khi gây án ln được chúng tính tốn, cơng cụ phương tiện gây án ln được cất giấu một cách bí mật hoặc tiêu huỷ ngay khi gây án; tài sản chiếm đoạt được thường được chúng nhanh chóng tiêu thụ, đồng thời khi bị phát hiện chúng ln sử dụng các mối quan hệ sẵn có để nghe ngóng các thơng tin, và can thiệp gây cản trở cho hoạt động điều tra.
+ Trình độ dân trí, sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân cịn thấp nên thường dễ bị kích động lơi kéo thêm vào đó là sự yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở là một nguyên nhân dẫn đến sự chống đối lực lượng khám xét. Thống kê cho thấy hầu hết các vụ khám xét có sự chống đối lại lực lượng khám xét đều là ở khu vực dân cư có trình độ học vấn thấp và chính quyền cơ sở hoạt động kém hiệu quả.
+ Trang thiết bị phục vụ hoạt động điều tra nói chung và chiến thuật khám xét nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm. Hơn nữa Quảng Bình là tỉnh có nhiều đối núi, giao thơng đi lại khó khăn, phương tiện thơng tin liên lạc di dộng thường không hoạt động được, nhiều trường hợp lực lượng khám xét muốn kịp thời thông tin báo cáo cũng khó khăn.
+ Do áp lực cơng việc đối với các điều tra viên là quá nhiều. Khảo sát cho thấy mỗi điều tra viên trong cùng một lúc phải thụ lý ít nhất 2 đến 3 vụ án theo tố tụng, đây là một áp lực không nhỏ và khám xét cũng chỉ là một trong các chiến thuật điều tra mà điều tra viên phải tiến hành nên đôi khi chưa được quan tâm đúng mức.
+ Công tác đấu tranh xử lý tội phạm và việc tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân còn chưa được chú trọng đúng mức.
+ Chưa có một cơ chế quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các lực lượng khi tham gia vào thực hiện các mối quan hệ phối hợp trong quá trình áp dụng chiến thuật khám xét chỗ ở trong điều tra các vụ án hình sự.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do trình độ của một số điều tra viên nói chung và nhận thức về chiến
thuật khám xét cịn chưa đầy đủ. Biểu hiện như khơng thu thập đầy đủ các căn cứ khám xét, q trình chuẩn bị khơng kỹ lưỡng, không chấp hành đúng theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, khơng tập trung trong quá trình khám xét và các yêu cầu nghiệp vụ như yêu cầu khẩn trương, yêu cầu giữ bí mật tối đa... trong q trình áp dụng chiến thuật khám xét. Một số điều tra viên còn thiếu kinh nghiệm khi tiến hành các khám xét do đó khi có tình huống đột xuất như đối tượng chống đối, đe doạ lực lượng khám xét... thì chưa có biện pháp đối phó hiệu quả, kịp thời. Cùng với đó một số điều tra viên, cán bộ điều tra, lực lượng trinh sát... trong q trình tham gia khám xét vẫn có tâm lý ngại khó, ngại khổ, thiếu nhiệt tình vì cho rằng đây là vụ án của riêng điều tra viên thụ lý hoặc do điều kiện khách quan cản trở nên khi khám xét khơng cẩn trọng, tỷ mỉ, gây sót lọt, hiệu quả khơng cao.
+ Do mối quan hệ phối kết hợp giữa các lực lượng vẫn cịn thiếu đồng bộ. Chưa có một cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của các lực lượng.
+ Do sự chỉ đạo của lãnh đạo của lãnh đạo các cấp đối với một số hoạt động trong quá trình áp dụng chiến thuật khám xét là chưa tương xứng chẳng hạn như: việc đánh giá rút kinh nghiệm sau q trình khám xét, quan hệ phân cơng phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình khám xét...
Kết luận chương 2
Trong chương 2 tác giả đã đề cập và giải quyết thực trạng khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 đến quý II năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tình hình áp dụng chiến thuật khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá những kết quả áp dụng chiến thuật khám xét mà lực lượng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội thực hiện.
Đồng thời thơng qua đó tác giả cũng đã chỉ ra được những tồn tại thiếu sót, khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng chiến thuật khám xét các tội phạm về trật tự xã hội và nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót đó.
Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng tại chương 2 là cơ sở để tác giả đã đưa ra những dự báo các yếu tố tác động tới việc tiến hành khám xét trong điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này của lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội ở chương 3.
Chương 3