tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn Quảng Bình
2.2.1.1. Chủ thể tiến hành khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn Quảng Bình
Căn cứ vào Điều 33, Điều 34, Điều 35 BLTTHS năm 2003, những quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã nêu ở trên và các Điều 22, 23 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, có thể xác định chủ thể tiến hành biện
pháp khám xét trong điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn Quảng Bình bao gồm:
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT cấp tỉnh, huyện, thành phố. Những chủ thể này có quyền ra lệnh khám xét và phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp khơng thể trì hỗn. Đồng thời những chủ thể này cịn có thể trực tiếp tiến hành khám xét.
- ĐTV của Cơ quan CSĐT cấp tỉnh, huyện, thành phố trực tiếp tiến hành khám xét.
- Cục trưởng cục trinh sát biên phòng, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, trực thuộc tỉnh, trưởng đồn biên phòng.
- Thủ trưởng của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong BLHS được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 23 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
Trong các chủ thể nêu trên thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT và ĐTV của Cơ quan CSĐT là lực lượng chính, áp dụng biện pháp khám xét trong điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
Để đảm bảo hiệu quả của cuộc khám xét, các chủ thể của khám xét cần có sự phối hợp chặt chẽ với với các lực lượng khác trong trao đổi thông tin, trong việc tiến hành các công việc cụ thể trong quá trình khám xét.
- Kết quả khảo sát tình hình lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Cơng an tỉnh Quảng Bình hiện nay cho thấy
Hiện nay lực lượng CSĐT Cơng an tỉnh Quảng Bình đã khơng ngừng trưởng thành, từng bước kiện toàn về tổ chức, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào cơng tác phịng ngừa đấu tranh chống tội phạm ở cơ sở. Quân số tồn tỉnh hiện có 129 đồng chí. Tổng số điều tra viên 40 đồng chí, trong đó: điều tra viên cao cấp 02 đồng chí chiếm 5%; điều tra viên trung cấp 19 đồng chí chiếm 47,5%; điều tra viên sơ cấp 19 đồng chí chiếm 47,5%. Lực lượng trinh sát 81 đồng chí. Lực lượng CSĐT chịu sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, lãnh đạo Công an quận, huyện, thành phố.
Trình độ nghiệp vụ: sau đại học: 01 đồng chí chiếm 0,7%; Đại học, cao đẳng: 79 đồng chí chiếm 61,2%; Trung học: 46 đồng chí chiếm 35,6%. Sơ cấp: 02 đồng chí chiếm 1,5%.
Trình độ chính trị: cao cấp chính trị 04 đồng chí chiếm 3,1%; trung cấp chính trị 76 đồng chí chiếm 58,9%; trình độ sơ cấp 46 đồng chí chiếm 35,6%.
Chức danh: lãnh đạo đội 31 đồng chí, lãnh đạo phịng 04 đồng chí, phó trưởng phịng cơ quan cảnh sát điều tra 02 đồng chí.
Trong q trình cơng tác lực lượng CSĐT Công an tỉnh được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ: giới thiệu, hướng dẫn các chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSĐT hướng dẫn các công tác cụ thể, nội dung, biện pháp thực hiện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các đồng chí có nhu cầu đi học để nâng cao trình độ chun mơn thì đều được đơn vị tạo điều kiện.
Thời gian qua lực lượng CSĐT đã đạt được nhiều kết quả trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và giữ gìn ANTT trên địa bàn, cũng như áp dụng chiến thuật khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội. Tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động của CSĐT còn bộc lộ một số hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả cơng tác như: bố trí lực lượng cịn thiếu hợp lý; năng lực, trình độ của một số đồng chí chưa cao; hay thay đổi địa bàn phụ trách; trang bị phương tiện chưa đầy đủ, do đó u cầu cần thiết phải kiện tồn lực lượng để CSĐT làm tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công.
2.2.1.2. Trang bị, phương tiện phục vụ cho khám xét
Trong thời gian qua, lực lượng CSĐTTP về trật tự xã hội Cơng an tỉnh Quảng Bình đã được quan tâm đầu tư các vũ khí, cơng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc đấu tranh chống tội phạm về trật tự xã hội. Tuy vậy, cho đến nay, những công cụ, phương tiện đặc chủng, phục vụ cho khám xét vẫn cịn thiếu rất nhiều.
Về phương tiện giao thơng, lực lượng khám xét chủ yếu vẫn sử dụng các phương tiện giao thông của đơn vị như ô tô, xe máy, thậm chí cả xe máy để thi hành lệnh khám xét chứ chưa có nhiều các phương tiện đặc chủng. Các phương tiện chiếu sáng phục vụ cho khám xét cũng chỉ được trang bị rất hạn chế, chủ yếu là đèn pin các loại, có trường hợp phải sử dụng cả ánh đèn chiếu sáng của xe máy, xe ô tô để tiến hành khám xét.
Các dụng cụ thăm dị tìm kiếm vật chứng như máy dò kim loại, phương tiện đặc chủng để tìm kiếm hầu như chưa được trang bị. Vì vậy, trong trường hợp do yêu cầu khám xét cần thiết phải có phương tiện để tìm kiếm tiền, vàng, súng, đầu đạn, vỏ đạn và các loại vũ khí nóng khác... thì lực lượng khám xét phải phối hợp với lực lượng kỹ thuật hình sự.
Các dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc vẽ sơ đồ, lập biên bản khám xét, các dụng cụ cạy phá, cắt, đục... có thể sử dụng trong khám xét còn chưa được trang bị một cách đồng bộ, hệ thống và chuyên nghiệp, chủ yếu vẫn là nhưng cơng cụ, phương tiện mang tính thủ cơng do ĐTV tự chuẩn bị hoặc có sẵn tại địa điểm khám xét..
Ngồi ra, các phương tiện ghi nhận hình ảnh như máy ảnh, máy quay phim, các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật để thu thập vật chứng chưa được trang bị nhiều, hoặc nếu có thì cũng đã lạc hậu, khơng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cơng tác.
Bên cạnh đó, hệ thống kho tàng để bảo quản vật chứng, mặc dù đã được xây dựng nhưng còn thường rất chật hẹp và không chắc chắn, chưa đáp ứng yêu cầu bảo quản vật chứng trong quá trình điều tra các tội phạm về ma tuý.
Như vậy, mặc dù lực lượng CSĐTTP về trật tự xã hội đã được các trang bị, phương tiện phục vụ cho khám xét trong quá trình điều tra các tội phạm về ma tuý nhưng các cơng cụ, phương tiện này cịn rất hạn chế và chính điều này là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả khám xét. Do đó, trong thời gian tới, lực lượng CSĐTTP về trật tự xã hội cần được chú trọng trang bị hơn nữa các công cụ, phương tiện trên.