tội phạm về trật tự xã hội
Để nâng cao hiệu quả khám xét thì việc vận dụng chiến thuật khám xét có ý nghĩa rất quan trọng. Để nâng cao hiệu quả vận dụng chiến thuật khám xét cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Trước hết cần giữ bí mật tuyệt đối cuộc khám xét ở các khâu thu thập
thông tin về đối tượng khám xét, ra lệnh khám xét, lập kế hoạch khám xét, huy động lực lượng tham gia cuộc khám xét, Nếu để lộ bí mật cuộc khám xét thì cuộc khám xét sẽ khơng có hiệu quả, nhất là việc thu giữ chất ma tuý. Bởi vì nếu đối tượng nắm được thơng tin sẽ tức thì tẩu tán, tiêu hủy chất ma tuý để trốn tránh trách nhiệm hình sự.
- Hai là: Phải tạo ra yếu tố bí mật, bất ngờ khi đột nhập vào địa điểm
khám xét, tiếp cận đối tượng khám xét, khơng để cho đối tượng có thời gian để che dấu, tiêu hủy chứng cứ. Trong trường hợp bắt khám xét đối tượng một yêu cầu đặt ra là phải thu được các công cụ, phương tiện, vật chứng mà đối tượng thực hiện hành vi vi phạm. Khi khám xét cần chú ý đề phòng đối tượng dùng các loại vũ khí để chống đối, gây nguy hiểm đến tính mạng của lực lượng khám xét. Đồng thời cần đặc biệt chú ý lục soát tước các loại vũ khí, làm vơ hiệu hóa các loại vũ khí đó để đảm bảo an tồn, đồng thời cần bố trí lực lượng theo dõi giám sát để xử lý những tình huống này nếu có thể xảy ra.
- Ba là: Đối với khám xét trong điều tra tội phạm này, trong mọi trường
hợp phải khám xét toàn bộ khu vực, địa điểm, phương tiện, đồ vật, chỗ làm việc theo lệnh khám xét. Trong quá trình khám xét cần tuân theo nguyên tắc chỉ nghiên cứu, kiểm tra đồ vật, địa điểm này sau khi đã nghiên cứu kiểm tra kỹ đồ vật, địa điểm trước đó, khám xét đến đâu phải khám kỹ, thận trọng, thực sự n tâm là khơng cịn sơ suất gì mới khám đến vị trí tiếp theo. Hạn chế ở mức tối đa những trường hợp khám xét lại. Đối với khám người cần tuân theo nguyên tắc khám từ trên xuống, từ trước ra sau. Đồng thời trong
mọi trường hợp cần yêu cầu đối tượng cởi hết quần áo ra để kiểm tra thật thận trọng từ quần áo lót đến quần áo mặc ngoài. Cần kiểm tra kỹ giầy, dép xem có hai đế khơng. Tất cả các đồ vật đem theo như: va ly, túi xách, các đồ dùng thông thường đều lần lượt kiểm tra thận trọng, nhất là phải kiểm tra kỹ xem trong lịng các đồ vật đó có chứa chất ma t khơng.
Riêng khám phương tiện giao thông rất phức tạp. Trước hết phải khám xét lần lượt, kỹ các loại hàng hóa ở trên phương tiện. Sau đó tiến hành khám xét phương tiện theo trình tự từ đầu xe đến cuối xe. Tất cả các khoang rỗng của phương tiện cần phải tháo ra và kiểm tra thận trọng, kể cả bình xăng, lốp dự phịng...
Riêng khám xét chỗ ở cần tiến hành kiểm tra đồ vậy này, địa điểm này sau khi đã khám xét theo trình tự, có nghĩa là chỉ kiểm tra xem xét kỹ đồ vật, địa điểm trước đó..
- Bốn là: Cần áp dụng có hiệu quả các biện pháp và phương tiện để phát
hiện nơi cất giấu tang vật, công cụ, phương tiện, vật chứng... Thực tiễn cho thấy, khi cất dấu các phương tiện, vật chứng, tài sản do phạm tội mà có bọn tội phạm thường đứng ở vị trí của cán bộ điều tra để suy luận, tìm nơi cất giấu và thủ đoạn ngụy trang cất giấu hợp lý nhất, khơng ngờ nhất. Do đó, khi khám xét cán bộ điều tra cũng cần đặt mình ở vị trí của đối tượng để suy luận nhằm phát hiện ra nơi cất giấu, nhất là ở những địa điểm, những đồ vật không ngờ, rất công khai, nhưng lại là nơi cất giấu các đồ vật trên. Trong thực tiễn hoạt động điều tra các tội phạm về trật tự xã hội thường phát hiện được ở những vị trí sau đây:
+ Ở chỗ ở: trong tủ quần áo, trong hòm, trong lòng các đồ vật như giường, bàn ghế, nồi cơm điện, chum, vại, đồ thờ cúng, các hộp mỹ phẩm, chai, lọ, ở dưới nền nhà, chân tường nhà, đằng sau các bức tranh ảnh chỗ thơng gió, trên mái nhà; ở cơng trình phụ, dưới đế bể nước, chum nước, ở chuồng lợi, chuồng bị, ở cống thốt nước...
+ Ở phương tiện: thường để lẫn vào hàng hóa để trên phương tiện, ở chỗ rỗng của phương tiện như cửa xe, thành xe, đầu xe, nóc ca bin, trong các thiết bị linh kiện xe (bình ắc quy, bình xăng, lốp dự phịng...)
+ Ở đồ vật, hàng hóa đem theo người như tai nải, va ly, làn xách tay, túi xách, các loại hàng hóa đem theo, các loại đồ nghề, ba nơ, thậm chí cả ở trong cơ thể động vật đem theo. Trong quá trình khám xét cần chú ý áp dụng các biện pháp phương tiện để phát hiện hầm bí mật ở dưới đất, ở chân tường nhà, gốc cây, cống thốt nước, thậm chí ở những nơi linh thiêng, trong lịng các đồ vật rất bình thường: chiếc lốp xe, khúc gỗ, chiếu chổi tre, nồi cơm diện... Như trên đã trình bày lực lượng tiến hành khám xét hiện nay chủ yếu tiến hành khám xét bằng mắt và tay. Do đó khi tiến hành khám xét sự chú ý quan sát cao độ của lực lượng tiến hành khám xét đóng vai trị rất quan trọng. Từng địa điểm, từng đồ vật, cán bộ khám xét phải tiến hành quan sát từ mọi phía, chú ý quan sát những địa điểm có dấu hiệu đối tượng đào hầm bí mật. Khi khám xét cần chú ý quan sát đối tượng, áp dụng thủ thuật tác động tâm lý để tìm ra nơi cất giấu. Trong trường hợp cơ sở khám xét là những thông tin thu thập được từ biện pháp trinh sát thì phải chú ý giữ bí mật nguồn gốc của thơng tin đó. Cụ thể khi áp dụng các biện pháp phát hiện nơi cất giấu các đồ vật, phương tiện... phải làm sao để đối tượng suy nghĩ, việc phát hiện của cán bộ khám xét là tình cờ, là do khám xét theo trình tự khơng thể “thốt” được.
- Năm là: Khi khám xét cần chụp ảnh những hiện vật thu được tại địa
điểm cất giấu và mô tả cụ thể vào biên bản, kể cả kẻ vẽ sơ đồ địa điểm khám xét, nơi phát hiện đưa vào biên bản.
- Sáu là: Kết quả khám xét cần được nghiên cứu, kiểm tra thận trọng,
khai thác sử dụng triệt để trong quá trình điều tra. Đặc biệt các loại giấy tờ, tài liệu, nhất là tài liệu phản ánh hoạt động của đối tượng, phản ánh mối quan hệ của đối tượng cần chú ý khai thác, mở rộng nhằm làm rõ đường dây, tổ chức tội phạm về trật tự xã hội.
KẾT LUẬN
Sử dụng biện pháp khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội của lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn dân cư. Từ kết quả nghiên cứu việc áp dụng biện pháp khám xét cho cho thấy:
1. Đề tài đã đề cập và xây dựng những cơ sở lý luận về khám xét: Khái niệm, nhiệm vụ, cơ sở pháp lý, nguyên tắc, nội dung khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội
2. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu kết hợp với khảo sát thực tiễn đề tài tập rung phân tích làm rõ thực trạng áp dụng chiến thuật khám xét trong điều tra các vụ án về trật tự xã hội, trong đó đi sâu phân tích đánh giá về tình hình có liên quan đến khám xét, tình hình lực lượng trực tiếp tiến hành công tác khám xét và các biện pháp khám xét của lực lượng Cảnh sát Điều tra. Từ đó nhận xét đánh giá kết quả đạt được, khẳng định những đóng góp đáng kể của lực lượng Cảnh sát ĐTTP về TTXH trong việc áp dụng biện pháp khám xét các tội phạm về trật tự xã hội; chỉ ra tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót.
3. Để nâng cao hiệu quả khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội của lực lượng Cảnh sát điều tra, đề tài đã đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp cụ thể: Hoàn thiện cơ sở pháp lý về chiến thuật khám xét để áp dụng thống nhất trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khám xét trong hoạt động điều tra các tội phạm về trật tự xã hội; Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ về chiến thuật khám xét và xây dựng quy trình khám xét cho đội ngũ điều tra viên và cán bộ trinh sát nhằm áp dụng có hiệu quả trong việc điều tra các tội phạm về trật tự xã hội; Đầu tư trang bị công cụ, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho lực lượng Cảnh sát điều tra sử dụng trong quá trình
khám xét các tội phạm về trật tự xã hội; Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra với các lực lượng khác trong quá trình tổ chức và tiến hành biện pháp khám xét; Nâng cao hiệu quả áp dụng chiến thuật khám xét trong điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Trong từng giải pháp được luận giải có cơ sở khoa học, nội dung cụ thể và phương pháp thực hiện có tính khả thi phù hợp với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong tình hình hiện nay.
4. Đánh giá tổng quát đề tài: kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài góp phần bổ sung, từng bước hồn thiện lý luận khoa học, lý luận nghiệp vụ của ngành Công an và nâng cao hoạt động thực tiễn áp dụng biện pháp khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội dân trong tình hình hiện nay./.