Bình từ năm 2007 đến năm 2011
2.1.1.1. Tình hình các tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn Quảng Bình từ năm 2007 đến năm 2011
Quảng Bình là tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, ở vị trí địa lý từ 16o55' đến 18o05' vĩ Bắc, 105o37' đến 107o00' kinh Đông, là nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của ba miền Bắc - Trung - Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phiá Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây là dãy núi Trường Sơn, có chung đường biên giới với 2 tỉnh Khăm Muộn và Sa Văn Na Khẹt - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 201,87 km, phía Đơng là Biển Đơng với bờ biển dài 116,04 km. Địa bàn tỉnh Quảng Bình vừa dài và hẹp, tính chiều dài theo quốc lộ 1A là 122,2 km, theo chiều rộng thì đây là nơi hẹp nhất của lãnh thổ Việt Nam, khoảng 50 km. Diện tích tự nhiên là 8.065,27 km2. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đơng. 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi, gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp; tồn bộ diện tích được chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Tỉnh Quảng Bình có 1 thành phố thuộc tỉnh và 6 huyện, gồm 159 xã, phường, thị trấn; có 1 huyện vùng cao (Minh Hóa), 1 huyện miền núi (Tuyên Hóa), 5 huyện, thành phố ven biển; 35 xã vùng cao, 36 xã vùng núi, 20 xã
vùng biển và 8 xã vùng biên giới. Dân số Quảng Bình có 846.924 người (kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009), chủ yếu là người dân tộc Kinh và một số dân tộc ít người như Chứt, Bru-Vân Kiều,..., sống tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã thuộc miền Tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 84,9% sống ở vùng nông thôn và 15,1% sống ở thành thị. Đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Bình khơng có thói quen trồng cây thuốc phiện như đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong những năm qua, dưới tác động nhiều mặt của tình hình kinh tế xã hội thế giới và trong khu vực, tình hình kinh tế, chính trị xã hội tỉnh Quảng Bình có những chuyển biến rõ rệt. Kinh tế xã hội phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trên các lĩnh vực thì tình hình ANTT bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội. Các loại tội phạm vẫn tiếp tục xuất hiện nảy sinh theo chiều hướng gia tăng, mặc dù Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế và triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm. Tình hình tội phạm và các tệ nạn xã hội càng bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp hơn, không chỉ chiếm một tỷ lệ lớn về số lượng mà còn phức tạp về thủ đoạn hoạt động, tính chất manh động, nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tất cả những vấn đề đó gây rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý xã hội của Nhà nước nói chung, cơng tác phịng ngừa đấu tranh chống tội phạm của lực lượng Cơng an nói riêng.
Có thể nói, trong những năm qua, tình hình tội phạm vẫn phát triển với chiều hướng phức tạp. Thống kê từ năm 2007 đến quý II năm 2011, trên tồn tỉnh Quảng Bình xảy ra 4.672 vụ phạm tội về TTXH với 8.247 đối tượng. Nhìn số vụ việc phạm tội xảy ra và số đối tượng tham gia thực hiện tội phạm, qua con số này cho phép chúng ta đánh giá các vụ việc phạm tội do nhiều
người tham gia xảy ra với số lượng lớn. Điều đó cũng chứng tỏ, tính chất của tội phạm rất phức tạp, có sự chuẩn bị trước.
Phân tích theo các năm cho thấy, năm 2007, tồn tỉnh có 482 vụ phạm tội về TTXH với 1.035 đối tượng; Nhưng đến năm 2008 đã có 862 tăng 380 vụ chiếm 78,83%, với 1.565 đối tượng tăng 51,2%. Năm 2009 có 1.089 vụ với 1.946 đối tượng. Năm 2010 có 1.439 vụ với 2.528 đối tượng. Quý II năm 2011, xảy ra 800 vụ với 1.173 đối tượng. Như vậy, nếu lấy năm 2007 là mốc để so sánh và phân tích tình hình tội phạm của các năm cho thấy: năm 2008 tăng 380 vụ chiếm 78,83%, với 530 đối tượng chiếm tỷ lệ 51,2%; đến năm 2009 số vụ phạm tội tăng 607 vụ chiếm tỷ lệ 125,9% so với năm 2008; 911 đối tượng chiếm 88,02%; năm 2010, tăng 957 vụ chiếm 198,55%; 1.493 đối tượng chiếm tỷ lệ 144,25%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm năm 2011 tăng cũng gần gấp đơi so với năm 2005. Như vậy, chỉ trong vịng 5 năm, tình hình tội phạm về TTXH gia tăng với một tốc độ đáng lo ngại.
Phân tích theo địa bàn và lực lượng phát hiện tội phạm tại các địa bàn dân cư trên toàn tỉnh (Phụ lục 2.2), địa bàn xảy ra tập trung là ở TP Đồng Hới 316 vụ chiếm 44,4%, Bố Trạch 120 vụ chiếm 18,6%. Một số địa bàn trước đây khá ổn định, nay tình hình tội phạm hình sự có chiều hướng gia tăng như Quảng Ninh tăng 16 vụ chiếm 30,7%, Lệ Thủy tăng 9 vụ chiếm 16,3%. Đây là những khu vực trung tâm, địa bàn rộng, tập trung đông dân cư, có nhiều tuyến phố lớn, địa bàn cơng cộng trọng điểm thu hút nhiều người tham gia, nhiều mối quan hệ xã hội nảy sinh. Chính vì vậy, tình hình tội phạm ở đây cũng có chiều hướng phức tạp hơn các địa bàn khác.
Phân tích theo tính chất vụ việc phạm tội xảy ra (Phụ lục 2.1) cho thấy: tội phạm xảy ra nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản, từ năm 2007 đến năm 2011 xảy ra 1.148 vụ với 1.812 đối tượng chiếm tỷ lệ 24,57 %. Tiếp đến là tội tàng trữ, sử dụng ma tuý 936 vụ chiếm tỷ lệ 20,03 %; tàng trữ vũ khí thơ sơ 821 vụ chiếm tỷ lệ 17,57 %; tội đánh bạc chiếm 11,64 %. Ngồi ra cịn có rất nhiều
hành vi khác như chiếm tỷ lệ tương đối như nhau đó là các tội: gây rối trật tự công cộng; cướp tài sản; vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc; tàng trữ công cụ hỗ trợ; tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; chống người thi hành cơng vụ; cưỡng đoạt tài sản; đốt pháo; đối tượng truy nã 28 đối tượng, các hành vi khác có 406 vụ với 723 đối tượng. Nhìn vào con số thống kê cho thấy, các tội phạm xảy ra ở có đầy đủ các hành vi, có tính đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, điểm nổi bật của tội phạm diễn ra gần đây tập trung đông nhất là ở các hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản, tàng trữ sử dụng ma tuý, tàng trữ vũ khí thơ sơ, đánh bạc... như vụ: Nguyễn Văn Chiến dùng dao đâm anh Nguyễn Thanh Xuân công an viên xã Quảng Phúc – Quảng Trạch, cướp xe ôm giật túi xách người đi đường nhiều vụ làm người điều khiển xe máy chấn thương phải đi cấp cứu xảy ra đầu tháng 4 năm 2011. Sở dĩ ở các tội phạm trộm cắp, cướp giật... xảy ra nhiều là do ở những địa bàn này có lưu lượng người tham gia đơng, nhiều thành phần khác nhau do vậy tạo ra nhiều sơ hở thiếu sót, đặc biệt là trong vấn đề bảo quản tài sản của tổ chức, cá nhân. Nhiều trường hợp trong các khu vực công viên hoặc các khu vực công cộng khác vào buổi tối, có nhiều thanh niên nam nữ thường lựa chọn những chỗ vắng vẻ, ít người qua lại để vui chơi tâm sự là những mục tiêu thuận lợi cho các đối tượng trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản thực hiện hành vi phạm tội. Ngồi ra, địa bàn cơng cộng là nơi lý tưởng để các đối tượng phạm tội, tệ nạn xã hội sử dụng làm nơi để tàng trữ, mua bán lẻ, sử dụng ma tuý và tổ chức đánh bạc, bởi lưu lượng người diễn ra đông, các cơ quan chức năng khó kiểm sốt, trong trường hợp bị phát hiện các đối tượng có nhiều cơ hội để chạy trốn hơn.
Qua nghiên cứu về tình hình hoạt động của tội phạm cho thấy: các loại tội phạm tăng mạnh mẽ nhất là trộm cắp tài sản, chống người thi hành công vụ, đặc biệt là tàng trữ, sử dụng ma t và tàng trữ vũ khí thơ sơ. Từ năm 2007 đến năm 2009, tội tàng trữ sử dụng ma tuý tăng từ 68 đến 307 vụ, tức là khoảng 480%; trộm cắp tài sản tăng từ 94 vụ đến 369 vụ, khoảng 393%; tàng
trữ vũ khí thơ sơ từ 77 vụ đến 250 vụ khoảng 330%. Sở dĩ, có sự gia tăng của các loại tội phạm này là do tính chất phức tạp tự nhiên của các địa bàn công cộng mang lại như đã phân tích ở các nội dung trên. Một phần khác, do ảnh hưởng của kinh tế xã hội, tình trạng suy thối kinh tế đã khiến cho một bộ phận không nhỏ nhân dân rơi vào tình trạng thất nghiệp, một bộ phận khác thích thể hiện bản thân, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, buông thả, bạo lực từ phim ảnh đã tụ tập ăn chơi đua đòi, và dẫn đến vi phạm pháp luật... Những vấn đề này đã gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý xã hội của Nhà nước nói chung và cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của lực lượng Công an. Tuy nhiên, những con số đã được thống kê ở trên là những con số phản ánh các vụ việc và những đối tượng phạm tội đã được lực lượng CSĐT tự phát hiện và xử lý, đây chỉ là “mảng nổi” của vấn đề, chưa phản ánh hết được tồn bộ tính chất phức tạp của các địa bàn công cộng hiện nay. Do nhiều yếu tố khách quan, có những vụ việc phức tạp về ANTT lực lượng CSĐT chưa thể khám phá được hoặc khơng bắt giữ xử lý được đối tượng. Chính vì vậy, những con số trên chỉ phản ánh được một cách cơ bản tình hình tội phạm hoạt động gây những khó khăn, phức tạp về ANTT trong thời gian qua.
Về tính chất, hậu quả mà tội phạm đã gây ra không chỉ là những thiệt hại cụ thể về người, sức khỏe, tài sản... của các tổ chức và công dân. Các tội phạm này còn gây ra những vẫn đề bức xúc cho quần chúng nhân dân, khiến họ hoang mang, dao động cho người dân.
Kết quả xử lý đối với các đối tượng hoạt động phạm tội trên địa bàn của lực lượng CSĐT từ năm 2007 đến quý II năm 2011 đã thực hiện cụ thể như sau: trong tổng số 8.247 đối tượng phạm tội có 1.983 đối tượng bị đưa ra truy tố trước pháp luật chiếm tỷ lệ 20,45%; 3.881 đối tượng bị phạt tiền chiếm 47,06%; 748 đối tượng bị cảnh cáo chiếm tỷ lệ 9.06%; cịn lại có 1.599 đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý khác như đưa vào cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng... chiếm tỷ lệ 19,39%. Trong các năm theo khảo sát, năm có số đối tượng bị truy tố hình sự nhiều nhất là năm 2009 với 885 đối tượng trên tổng số 2.528 đối tượng, chiếm tỷ lệ 35,01%, thấp nhất là năm 2007 có 271 đối tượng bị truy tố trên tổng số 1.565 đối tượng chiếm 17,32%, điều này cho thấy trong những năm gần đây tính chất hoạt động phạm tội của các đối tượng ngày càng manh động, phức tạp hơn, đã được các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh hơn.
2.1.1.2. Một số đặc điểm của các tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn Quảng Bình có liên quan đến cơng tác khám xét
* Đặc điểm nhân thân của đối tượng phạm tội về TTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Về giới tính ( Phụ lục 2.3): Trong tổng số 8.247 đối tượng hoạt động phạm tội trong gần 5 năm đã thống kê, theo rà soát phân loại có 6.716 nam chiếm tỷ lệ 81,44 %, có 1.331 đối tượng nữ chiếm 18,56 %. Cụ thể qua các năm:
Năm 2007 có 1.035 đối tượng trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 66,51% và nữ chiếm 33,49%; năm 2008 có 1.565 đối tượng trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 84,60% và nữ chiếm 15,40%; năm 2009 có 1.946 đối tượng trong đó có nam giới chiếm tỷ lệ 85,46% và nữ chiếm 14,54%; 6 tháng đầu năm 2011 có nam giới chiếm tỷ lệ 81,50% và nữ chiếm 18,50%.
Qua phân tích về tỷ lệ giới tính của các đối tượng hoạt động phạm tội cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ giới rất nhiều, xấp xỉ gấp 4 lần. Tuy vậy, với tỷ lệ 18,56% trong số 8.241 đối tượng, số đối tượng nữ phạm tội cũng là một con số không nhỏ. Điều đặc biệt hơn nữa là qua các năm số đối nữ ngày càng tăng hơn, điển hình năm 2009 số đối tượng nữ lên tới trên 400 đối tượng. Qua khảo sát cho thấy phần lớn các đối tượng nữ tham gia vào hoạt động phạm tội chủ yếu là trộm cắp tài sản, tàng trữ sử dụng ma túy, đánh bạc và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và thực tế cũng cho thấy, mặc dù số đối tượng nữ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với nam giới nhưng việc bắt giữ, xử
lý các đối tượng này lại gặp nhiều khó khăn hơn, các đối tượng nữ hoạt động thường rất tinh vi, khéo che đậy hành vi của mình. Vấn đề đó đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động phòng ngừa, điều tra, khám phá của các cơ quan chức năng.
- Về lứa tuổi: Trong số các đối tượng tham gia vào hoạt động phạm tội có rất nhiều lứa tuổi, từ trẻ em, người thành niên, thậm chí có một số ít những người đã cao tuổi. Phân tích về độ tuổi cụ thể cho thấy:
Dưới 15 tuổi có 112 đối tượng chiếm tỷ lệ 1,36%;
Độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi có 1.025 đối tượng chiếm 12,43% ; Độ tuổi trên 30 có 3.072 đối tượng chiếm 37,27%;
Độ tuổi từ 18- 30 tuổi có 4.038 đối tượng chiếm 48,96% lớn nhất trong các độ tuổi. Qua phân tích độ tuổi của các đối tượng phạm tội cho thấy, số đối tượng hoạt động nhiều nhất tập trung ở độ tuổi từ 18-30, nhóm có nguy cơ phát triển là từ 15 - dưới 18 tuổi. Đây là một con số đáng báo động cần thiết phải được quan tâm nghiên cứu, bởi đây là độ tuổi thanh niên, mặc dù về thể chất có thể được coi là đã phát triển toàn diện nhưng về mặt nhân cách đang dần hoàn thiện. Đáng lẽ, đây phải là độ tuổi lao động chăm chỉ, sáng tạo và cống hiến nhiều nhất cho gia đình, xã hội. Thế nhưng, các đối tượng này lại tham gia hoạt động phạm tội chiếm tỷ lệ cao nhất điều đó chứng tỏ họ đã hồn tồn bị lệch lạc về mặt nhân cách và lại là một gánh nặng lớn đối với xã hội trên nhiều phương diện. Vấn đề này, cần phải có sự quan tâm nghiên cứu và tham gia giải quyết của nhiều lực lượng xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển cân đối, bền vững của đất nước trong thời gian tới.
- Địa bàn cư trú: Các đối tượng hoạt động phạm tội có nhiều thành phần đến từ nhiều địa bàn khác nhau. Số đối tượng có địa bàn sinh sống tại Quảng Bình là 4.573 đối tượng, chiếm tỷ lệ 55,45%. Số đối tượng từ địa bàn khác đến có 3.674 chiếm tỷ lệ 44, 55%. Qua các năm, số đối tượng từ địa bàn tỉnh khác đến để hoạt động có chiều hướng gia tăng, đây cũng là số đối tượng rất khó quản lý đối với các cơ quan chức năng do các đối tượng này khơng có nơi
cư trú ổn định. Hoạt động phạm tội của các đối tượng từ tỉnh ngồi đến vừa có chiều hướng gia tăng về số lượng, vừa phức tạp về tính chất, bởi khi đã “giạt” từ địa bàn tỉnh khác đến đây phần lớn số đối tượng này đã có TA,TS, có độ chai lỳ. Đồng thời, do các đối tượng này từ nơi khác, cư trú không ổn