Chiến thuật khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khám xét trong điều tra các vụ án hình sự theo chức năng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Bình (Trang 58 - 82)

hội trên địa bàn Quảng Bình

2.2.2.1. Áp dụng chiến thuật khám xét trong khám xét một số đối tượng cụ thể

- Khám người:

Khám xét người được tiến hành phổ biến trong hoạt động điều tra các tội phạm về trật tự xã hội. Khám người có thể được tiến hành một cách độc lập khi có lệnh của Cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên trong thực tế, việc khám người thường được tiến hành trong các trường hợp bắt người có hành vi phạm tội quả tang, bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Ngoài ra, việc khám xét người cịn được tiến hành khi có căn cứ xác định người có mặt tại nơi tiến hành khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án… Trong những trường hợp này, lực lượng khám xét có thể tiến hành khám người mà khơng cần có lệnh. Qua khảo thực tế có thể thấy, do nhận thức được tầm quan trọng của vật chứng trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội cũng như các thủ đoạn cất giấu các vật chứng đồ vật tài liệu hết sức tinh của các đối tượng phạm tội nên lực lượng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội CA tỉnh Quảng Bình rất coi trọng và chú ý đảm bảo hiệu quả của hoạt động khám người. Khi khám xét, ĐTV thường tiến hành một cách chủ động, khẩn trương nhằm ngăn ngừa các hành vi tẩu tán, tiêu huỷ vật chứng của vụ án, nhất là chất ma túy. Song trên thực tế việc áp dụng biện pháp này tại địa bàn Quảng Bình cịn ít được áp dụng do đặc thù củng như tính chất của loại tội phạm hình sự, chủ yếu biện pháp này được áp dụng trong các vụ án liên quan đến tệ nạn xã hội như đánh bạc, lơ đề, cá độ bóng đá.

Điển hình vụ việc xảy ra: Khoảng 11 giờ 30’ ngày 28/04/2010, tại đường quán cà phê Hồn Việt lực lượng CSĐTTP về TTXH Cơng an tỉnh Quảng Bình bắt quả tang 4 đối tượng đang đánh bạc tại quán, nghi ngờ các đối tượng cất giấu tiền đánh bạc trong người nên đã kiểm tra phát hiện trong túi quần của

một đối tượng số tiền 20.000.000VNĐ sau này đối tượng khai đó là số tiền dùng để đánh bạc.

Bên cạnh đó, khi khám người, các ĐTV cũng đặc biệt coi trọng việc lục sốt, thu giữ các vũ khí, cơng cụ nhằm bảo vệ an tồn cho cuộc khám xét. Bởi vì, hiện nay các đối tượng phạm tội về ma tuý thường chuẩn bị sẵn các vũ khí, cơng cụ, phương tiện để chống trả khi bị phát hiện, bắt giữ, trong đó có nhiều đối tượng sử dụng vũ khí nóng như các loại súng, lựu đạn... Vì vậy, nếu không kịp thời phát hiện, thu giữ các vũ khí, cơng cụ, phương tiện này thì sẽ rất nguy hiểm cho lực lượng khám xét và cuộc khám xét có thể bị thất bại.

- Khám xét chỗ ở: Thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy khám xét chỗ ở là một biện pháp điều tra phổ biến và hiệu quả. Bởi vì khám xét chỗ ở thường được áp dụng ở các thời điểm khác nhau trong hoạt động điều tra mọi loại tội phạm và khi tiến hành khám xét, điều tra viên khơng chỉ có nhiều khả năng phát hiện, thu thập những tài liệu chứng cứ nhất là vật chứng để chứng minh sự thật của vụ án mà cịn có thể thu thập nhiều tài liệu có ý nghĩa để xây dựng phương hướng cho hoạt động điều tra làm rõ các vụ án khác do đối tượng bị khám xét và đồng bọn gây ra.

Trong những năm qua lực lượng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Bình đã áp dụng biện pháp khám xét trong điều tra tội phạm về trật tự xã hội đạt kết quả tốt, điển hình như vụ việc: ngày 20/10/2010 lực lượng CSĐT phòng PC45 khám phá chuyên án “010G” bắt quả tang Hoàng Văn Hiếu sinh năm 1988, ở Quảng Thanh, Quảng Trạch làm nghề vẽ quảng cáo làm giấy đăng ký xe máy giả bán cho anh Nguyễn Văn Thịnh ở Quảng Thọ, Quảng Trạch. Khám xét chổ ở lực lượng chức năng thu được: 01 máy vi tính, 01 máy in màu, 05 xe máy sử dụng giấy tờ giả, 12 giấy đăng ký xe máy giả. Lực lượng CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

- Khám xét chỗ làm việc: Chỗ làm việc thường ở các cơ quan, văn phòng đại diện, chỗ làm việc là trụ sở của các doanh nghiệp tư nhân... Chỗ làm việc

thường tập trung đông người, cán bộ công nhân viên. Khám xét chỗ làm việc tập trung chủ yếu các trang thiết bị: tủ sách, tủ tài liệu, tủ áo quần, cơng trình vệ sinh, ngăn bàn, các nơi bí mật có thể cất giấu tài liệu như: trên tường, sau bức tranh... Trên cơ sở kế hoạch khám xét, điều tra viên tham gia khám xét chuẩn bị công cụ, phương tiện phục vụ việc khám xét. Trong trường hợp phức tạp phải khám xét nhiều nơi thì cán bộ điều tra tham gia khám xét được tăng cường. Khi tổ chức tiến hành khám xét, người chủ trì khám xét đã lựa chọn thời gian khá phù hợp, đối tượng bị khám xét đã có mặt chỗ làm việc để chứng kiến, ký xác nhận kết quả khám xét. Trường hợp giữa đối tượng phạm tội và số cán bộ, cơng nhân viên, cơng nhân có mối quan hệ mà có thể một số người lợi dụng việc khám xét để gây phức tạp khi tiến hành khám xét thì phải có kế hoạch đề phịng những phức tạp họ có thể gây ra trong q trình khám xét.

Thơng qua cơng tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, lực lượng CSĐT đã khám phá vụ án tàng trữ vận chuyển lưu hành tiền giả do Nguyễn Văn Cơng sinh năm 1972 ở Lệ Thủy, Quảng Bình. Khám xét chỗ làm việc của Nguyễn Văn Cơng thu được: 3.170.000đ (ba triệu một trăm bảy mươi ngàn) tiền giả. 01 máy điện thoại di động SAM SUNG; 01 tờ giấy ghi số tiền đã tiêu thụ; 01 tờ lịch ghi số điện thoại; 01 hộ chiếu; 01 giấy thông hành mang tên Nguyễn Văn Công; 01 xe môtô nhản hiệu HON DA, biển kiểm soát 73N9 - 0511; 01 bảng chi tiết cước viễn thông tháng 4/2009 và 850.000đ (tám trăm năm mươi ngàn). Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Quảng Bình chuyển bản kết luận điều tra, vật chứng, cùng toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND tỉnh Quảng Bình đề nghị truy tố đối với bị can Nguyễn Văn Công.

- Khám xét địa điểm, đồ vật:

Trong điều tra tội phạm về trật tự xã hội, khám xét địa điểm diễn ra khá phổ biến. Bời vì, trong nhiều trường hợp, qua khai thác bị can, qua nguồn tài liệu khác, cơ quan điều tra xác định được nơi đối tượng cất giấu tang vật, phương tiện... thực hiện các hành vi vi phạm là một địa điểm ngoài khu vực

chỗ ở của đối tượng. Tuy vậy, khám xét trong trường hợp này thường được tiến hành gắn với việc khám người, khám phương tiện và khám chỗ ở. Trong những trường hợp này kết quả khám xét mới có giá trị chứng minh tội phạm. Bởi vì nếu khám xét địa điểm được tiến hành một cách độc lập trong trường hợp cơ sở để tiến hành khám xét là nguồn tài liệu trinh sát, thì kết quả khám xét rất khó sử dụng để chứng minh tội phạm mà dưới dạng thu được tang vật vô chủ. Nhận thức được vấn đề này, khi tổ chức khám xét, lực lượng Cảnh sát điều tra và lực lượng trinh sát đã chú ý quán triệt các yêu cầu về pháp luật, yêu cầu về nghiệp vụ để cuộc khám xét thành cơng, kết quả khám xét có giá trị chứng minh tội phạm. Điển hình như vụ việc xảy ra vào tháng 4 năm 2010 lực lượng CSĐT Cơng an tỉnh Quảng Bình đã điều tra khám phá vụ án Đỗ Viết Giỏi, sử dụng Giấy phép lái xe ôtô giả; Vận chuyển lâm sản trái phép, sử dụng quân phục Quân đội nhân dân Việt Nam, biển số xe ôtô giả, để trốn tránh pháp luật, khi bị phát hiện thì chống người thi hành cơng vụ. Hành vi của Đỗ Viết Giỏi đã phạm vào tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Giả mạo chức vụ, cấp bậc và tội Chống người thi hành công vụ, được quy định tại Điều 267, Điều 265 và Điều 257 Bộ luật Hình sự. Qua khám xét lực lượng CSĐT thu được: Một bộ biển kiểm soát KV - 7213. Một bộ biển kiểm soát 31A - 3729. Một chiếc điện thoại di động NOKIA. Một bộ quần, áo thu đông Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm thiếu tá, màu xanh, có mác TCHC, Cục quân nhu. Biển tên Phan Bùi Lợi. Một mũ Kêpi; Một cà vạt. Một áo thu đông Quân đội nhân dân Việt Nam, màu xám. Một mũ Kêpi màu xám. Một biển tên Nguyễn Trọng Hải. Một bộ quân hiệu, quân hàm Quân đội, cấp đại uý, màu xanh. Một quân hiệu màu xanh. Một Giấy phép lái xe ôtô số: AA 220025, mang tên Đỗ Viết Giỏi.

- Khám xét thư tín điện tín bưu kiện bưu phẩm: Trong điều tra tội phạm

về trật tự xã hội, việc khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm cũng được quan tâm tiến hành. Thông qua các phương tiện này để các đối tượng

tuyên truyền, thông báo về thời gian địa điểm, cách thức tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong thời gian quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tình hình tội phạm sử dụng các phương tiện thư tín, bưu kiện, bưu phẩm thường ít xảy ra. Xuất phát từ điều kiện hiện nay, giao thông đi lại thuận tiện, các loại hình dịch vụ tư nhân đi kèm, vì vậy các đối tượng dễ dàng lợi dụng các dịch vụ này để che dấu mục đích phạm tội của mình.

2.2.2.2. Kết quả áp dụng chiến thuật khám xét trong điều tra các tội phạm về trật tự xã hội

Việc áp dụng chiến thuật khám xét trong điều tra tra các tội phạm về trật tự xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các nguyên nhân, điều kiện, phương thức hoạt động của các đối tượng. Trong thực tiễn hoạt động cho thấy lực lượng CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã thực hiện một số nội dung cơng tác sau:

- Về chuẩn bị khám xét.

Đánh giá chung giai đoạn chuẩn bị khám xét được quan tâm tiến hành là một yếu tố đảm bảo hiệu quả của khám xét. Giai đoạn này có những ưu điểm sau đây: Trong mọi điều kiện hồn cảnh, tuỳ từng hình thức tiến hành khám xét (khám xét khẩn cấp, bắt khám xét khẩn cấp, khám xét bình thường, bắt khám xét bình thường) có khác nhau thì việc nghiên cứu hồ sơ vụ án ở các cấp vẫn được tiến hành một cách khách quan, toàn diện. Kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án và báo cáo của Cảnh sát khu vực, Công an xã, báo cáo của lực lượng trinh sát, báo cáo của điều tra viên là cơ sở để lãnh đạo cơ quan điều tra các cấp quyết định khám xét. Vấn đề này được giải quyết phù hợp với từng trường hợp.

Đối với các trường hợp khám xét khẩn cấp, bắt khám xét khẩn cấp. Do đặc điểm của tội phạm này cũng như yêu cầu của hoạt động điều tra, khám xét khẩn cấp, bắt khám xét khẩn cấp khá phổ biến. Hồ sơ tài liệu ban đầu của vụ án hình sự lúc này thường có:

+ Với trường hợp đã bắt quả tang đối tượng phạm tội. Có biên bản phạm tội quả tang kèm theo các tài liệu khác, một số biên bản ghi lời khai của người làm chứng, có biên bản ghi lời khai của người bị tạm giữ...

+ Với trường hợp đối tượng được làm rõ trong q trình điều tra, có biên bản lấy lời khai, hỏi cung, nhất là biên bản ghi lời khai người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, lời khai người làm chứng, báo cáo tình hình hình sự việc của lực lượng trực tiếp tham gia bắt giữ người trong trường hợp phạm tội quả tang.

Tuy vậy trong những tài liệu này cũng đã chứa đựng một lượng thông tin nhất định về hành vi phạm tội, thủ đoạn hoạt động về nhân thân người phạm tội, về địa chỉ, nơi ở, chỗ làm việc và các tình tiết khác có liên quan. Qua nghiên cứu các tài liệu này, báo cáo của trinh sát, qua trực tiếp xác minh, cán bộ điều tra có cơ sở để đề xuất có áp dụng biện pháp hay không.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc đề xuất các trường hợp khám xét khẩn cấp để phát hiện, thu giữ các cơng cụ, phương tiện, vũ khí, tài liệu khác có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra cơ bản là có căn cứ và chính xác. Cụ thể trong trường hợp đối tượng bị lực lượng trinh sát, các lực lượng khác hoặc lực lượng điều tra bắt quả tang. Yêu cầu khám xét được đặt ra để phát hiện thu giữ công cụ, phương tiện gây án, tài sản... do phạm tội mà có. Trong điều tra tội phạm này, phổ biến nhất là các trường hợp ngay sau khi kết thúc chuyên án trinh sát dưới hình thức bắt quả tang đối tượng có hành vi phạm tội. Trên cơ sở sự kiện phạm tội đã được bắt giữ quả tang, kết hợp với các luồng thông tin thu thập được trực tiếp về đối tượng và thân nhân của họ, điều tra viên thụ lý vụ án đề xuất kế hoạch khám xét khẩn cấp ngay để thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm. Điển hình như: vụ án giết người xảy ra vào ngày 12/02/2009, tại bản Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, trong lúc bà Lê Thị Cỏi sinh năm 1920 ở nhà một mình, thủ phạm đã xơng vào nhà dùng vũ lực giết chết bà Cỏi, rồi đặt úp mặt bà Cỏi vào thau nước trong tư thế

nằm sấp. Sau đó cướp tồn bộ số tiền, vàng bà Cỏi mang theo bên người rồi tẩu thoát. Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng CSĐT Công an tỉnh đã tiến hành bắt đối tượng Nguyễn Thái Bảo sinh năm 1991 cư trú trên địa bàn, khám xét nhà đối tượng lực lượng chức năng đã thu được toàn bộ số tài sản mà đối tượng cướp của bà Cỏi bao gồm: 01 đồng hồ đeo tay, 01 ĐTDĐ, 11 chỉ vàng và 14.119.000 đ tiền mặt. Đối tượng Bảo đã bị TAND tỉnh Quảng Bình tuyên án tử hình.

Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án chúng tôi thấy, cán bộ điều tra đề xuất áp dụng khám xét khẩn cấp mà liền kề trước đó là bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang chủ yếu dựa vào 2 căn cứ: Một là, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, hai là tài liệu do cán bộ điều tra thu thập trực tiếp từ các nguồn khác. Từ đó cán bộ điều tra làm rõ: Họ và tên, nơi ở của đối tượng phạm tội, nghề nghiệp, quan hệ gia đình của đối tượng, hành vi phạm tội của đối tượng và xác định đối tượng trực tiếp của việc khám xét (khám xét người, hay khám xét nhà ở, chỗ làm việc, địa điểm. Trên cơ sở đề xuất của cán bộ điều tra, lãnh đạo cơ quan điều tra xem xét quyết định việc khám xét khẩn cấp. Trong lệnh khám xét khẩn cấp xác định rõ đối tượng khám xét là: Khám nơi ở, đồ vật, phương tiện.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong các trường hợp khám xét khẩn cấp, hoạt động nghiên cứu gắn liền với hoạt động thu thập tài liệu. Điều tra viên thụ lý hồ sơ vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án bắt đầu ngay từ khi lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản tiếp nhận hồ sơ ban đầu hoặc tiếp nhận tin báo về tội phạm thể hiện ở sổ trực ban của đơn vị. Sau khi nghiên cứu, điều tra viên báo cáo cán bộ lãnh đạo để tiếp tục tiến hành thu thập tài liệu, xác định và lấy lời khai của người làm chứng, thu thập các tài liệu khác về vụ án. Nét đặc trưng trong giai đoạn này của khám xét khẩn cấp là: Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án đan xen

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khám xét trong điều tra các vụ án hình sự theo chức năng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Bình (Trang 58 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w