thống nhất trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khám xét trong hoạt động điều tra các tội phạm về trật tự xã hội
Trước hết cần hoàn thiện khái niệm về biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự. Khái niệm phải đạt được yêu cầu cơ bản là chỉ ra được những dấu hiệu bản chất của biện pháp khám xét. Hiện nay, khái niệm khám xét trong các giáo trình và trong các sách chuyên khảo của các tác giả cịn có những điểm khác nhau. Trong khái niệm cần làm rõ nội dung của biện pháp khám xét, nhất là các từ “lục sốt”, “tìm kiếm”. Đặc biệt cần thống nhất nhận thức thế nào là chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có hành vi phạm tội và những người có liên quan. Làm rõ những vấn đề này là cơ sở để xác định phạm vi đối tượng của biện pháp khám xét là vấn đề mà các cán bộ điều tra xác định trong thực tiễn cịn có những lúng túng.
Đặc biệt cần làm rõ quá trình tổ chức biện pháp khám xét bởi vì, khám xét là biện pháp điều tra phức tạp, tổng hợp và mang tính cưỡng chễ. Nhiều trường hợp trong q trình khám xét, lực lượng khám xét phải thực hiện một khối lượng lớn cơng việc, thu giữ nhiều tài liệu, hàng hóa, tiền tệ phạm pháp, thậm chí gặp phải sự chống đối của đối tượng và thân nhân của họ. Do đó, phải xây dựng lý luận khoa học về tổ chức biện pháp khám xét là cơ sở để vận dụng trong thực tiễn như: Lập kế hoạch khám xét; chuẩn bị lực lượng phương tiện cho cuộc khám xét; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của tổ khám xét; công tác thông tin chỉ huy; quan hệ phối hợp giữa các thành viên của tổ khám xét trong quá trình khám xét.
Trong những công việc nêu trên, việc tổ chức lực lượng, nhất là phân công nhiệm vụ cho các thành viên của tổ khám xét có vai trị rất quan trọng. Để đảm bảo cho cuộc khám xét an tồn, có hiệu quả, việc phân cơng nhiệm
vụ cho các thành viên của tổ khám xét phải dựa trên cơ sở những chức năng sau đây: Chức năng thông tin chỉ huy; chức năng giám sát bảo vệ; chức năng trực tiếp tiến hành khám xét.
Chức năng thông tin chỉ huy do người tổ trưởng tổ khám xét đảm nhiệm. Tổ trưởng tổ khám xét có thể là lãnh đạo Cơ quan điều tra hoặc là điều tra viên có nhiều kinh nghiệm. Tổ trưởng tổ khám xét trực tiếp tổ chức chỉ huy, các thành viên của tổ khám xét trong quá trình khám xét.
Chức năng giám sát bảo vệ nên giao cho một hoặc hai điều tra trở lên phù hợp với từng trường hợp khám xét cụ thể. Những điều tra viên này trực tiếp tiến hành theo dõi đối tượng bị khám xét và các thành viên trong gia đình đối tượng, chất ma tuý, đồ vật phát hiện thu giữ được trong quá trình khám xét và bảo vệ an toàn cho cuộc khám xét.
Chức năng trực tiếp tiến hành khám xét giao cho những điều tra viên có kinh nghiệm trong khám xét. Những điều tra viên này trực tiếp áp dụng những biện pháp, phương tiện kỹ thuật để lục sốt, tìm kiếm nhằm phát hiện chất ma tuý, những đồ vật, tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án.
Những cán bộ tham gia vào khám xét nêu trên phải nắm chắc các tài liệu chứng cứ đã thu thập được về vụ án, những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án; những tài liệu chứng cứ cần phát hiện, thu thập tiếp, yêu cầu điều tra mở rộng, những thủ đoạn cất giấu chất ma tuý và các vật chứng khác của vụ án, những biện pháp, phương tiện, thủ thuật cần áp dụng để phát hiện vật chứng trong quá trình khám xét. Trong thực tế, nhiều trường hợp do thiếu người, cơ quan điều tra huy động những cán bộ điều tra ở các bộ phận khác không tham gia điều tra vụ án, không được cung cấp các thông tin cần thiết. Điều này sẽ hạn chế kết quả hoạt động của họ trong quá trình khám xét.
Đặc biệt chú ý về phương pháp và chiến thuật khám xét cũng phải làm rõ và có nhận thức thống nhất. Ví dụ thế nào là khám xét theo trình tự: trong trường hợp nào thì khám xét tồn bộ khu vực, chỗ ở, địa điểm khám xét, khi
nào chỉ cần khám xét một khu vực, thậm chí một địa điểm khám xét. Trong trường hợp một cán bộ điều tra khám xét thì như thế nào là hợp lý. Trong trường hợp 2 cán bộ điều tra cùng khám xét với nhau thì phân cơng như thế nào. Đáng chú ý trong trường hợp phải khám xét nhiều tầng của ngôi nhà, khám xét nhiều khu vực độc lập với nhau trong địa điểm khám xét thì phương pháp khám xét như thế nào là tối ưu... Vấn đề này trong lý luận về khám xét hiện nay còn thiếu cụ thể và chưa thống nhất, chưa mơ hình hóa hết đầy đủ khám xét trong tình hình hiện nay. Bởi vì, do kinh tế phát triển, đối tượng khám xét là chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, phương tiện giao thơng có nhiều thay đổi về độ lớn, kết cấu đặc điểm của các đồ vật, phương tiện được bố trí sắp xếp tại chỗ ở, chỗ làm việc, trên phương tiện. Vì vậy, chiến thuật khám xét cần phải có sự thay đổi cho phù hợp.
Để đảm bảo hiệu quả của biện pháp khám xét, công tác chỉ đạo của lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra phải nhanh chóng, chính xác, cụ thể và đảm bảo bí mật. Trong q trình chỉ đạo, lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra phải đặc biệt chú ý giữ bí mật cuộc khám xét từ khâu chuẩn bị, tiến hành, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng kết quả khám xét. Đồng thời công tác chỉ đạo của lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra phải sát với từng tình huống cụ thể nảy sinh trong quá trình khám xét.
Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, biện pháp khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản được quy định tại Chương XII. So với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 biện pháp khám xét được quy định theo hướng cụ thể hơn, đầy đủ hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác điều tra. Tuy vậy, trong thực tiễn, khi áp dụng pháp luật về biện pháp khám xét cịn gặp phải những khó khăn do quy định của pháp luật về biện pháp khám xét cịn có điều mang đặc tính chung, thiếu cụ thể, gây khó khăn cho việc vận dụng trong thực tiễn. Theo chúng tôi, cần phải nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung, sửa đổi một số nội dung sau đây:
- Tại Điều 115 Bộ luật tố tụng hình sự quy định căn cứ khám người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm. Theo nội dung của điều luật: “Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ làm việc, địa điểm của một người có cơng cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang có lệnh truy nã.
Khi cần phải thu thập những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Theo chúng tôi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng biện pháp khám xét trong thực tiễn, ở mỗi loại đối tượng cần quy định căn cứ riêng và phải cụ thể, nhất là căn cứ để khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Vấn đề này có thể cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật.
- Tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:“Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d, khoản 1. Điều 80 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”. Để tạo điều kiện thuận lợi, khi áp dụng phải hướng dẫn trình tự, thủ tục xin phê chuẩn lệnh khám xét, thời hạn phê chuẩn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn. Trong thực tiễn thường gặp những trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn chậm trễ lệnh khám xét của cơ quan điều tra và rất khó quy trách nhiệm cho Viện kiểm sát trong trường hợp có sai phạm khi thực hiên lệnh khám xét có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp.
Đồng thời, cần phải có văn bản hướng dẫn trong trường hợp nào thì khám xét khơng cần có lệnh. Ví dụ trong tài liệu tập huấn chun sâu về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của Bộ Cơng an tại trang 150 nêu: có thể khám người mà khơng cần có lệnh trong các trường hợp sau:
- Bắt người để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt ngươi phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Hoặc có căn để khẳng định người có
mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ. Tuy nhiên đây chỉ là tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật tố tụng hình sự của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an, hiệu lực áp dụng bị hạn chế.
- Tại Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định :“khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó”. Thực tiễn cho thấy, khơng nên để cho đương sự đọc lệnh khám xét. Bởi vì biện pháp khám xét có tính cưỡng chế, trong thực tiễn có rất nhiều cuộc khám người khi bắt khám xét, điều tra viên gặp phải sự chống đối của đối tượng, thân nhân của đối tượng. Nếu đưa lệnh khám xét cho đương sự đọc, thì đối tượng là những tên lưu manh cơn đồ có thể xé lệnh khám xét làm cho cuộc khám xét rơi vào tình huống khó khăn. Do vậy chỉ để điều tra viên đọc lệnh cho đương sự nghe là đủ, vẫn đảm bảo tính chính xác khách quan.
- Tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:“ Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám”. Thực tiễn cho thấy việc đương sự đưa ra những vật có liên quan đến vụ án không đồng nghĩa với việc hủy bỏ cuộc khám xét. Quy định này của pháp luật khơng phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là tội phạm bn lậu ma tuý. Do đó trong điều luật chỉ cần ghi :“Trước khi tiến hành khám xét, người tiến hành khám xét phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án” là đủ.
- Tại khoản 2, Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định :“Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người là thành viên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét khơng thể trì hỗn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến. Thực tiễn cho thấy, nên quy định khi đối tượng và thân nhân của đối tượng vắng mặt với bất kỳ lý do gì
thì điều tra viên vẫn có quyền khám xét. Nếu quy định trước khi tiến hành khám xét khi đối tượng và thân nhân vắng mặt tại nhà điều tra viên phải làm rõ họ cố tình hay vơ ý vắng mặt rồi mời khám thì rất phức tạp, khơng sát với thực tế. Bởi vì làm rõ họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày là vấn đề khơng đơn giản, có trường hợp mất nhiều thời gian.
- Tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện.
Trong điều luật quy định người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan biết trước khi thi hành thu giữ. Trong Bộ luật cần quy định rõ thời gian thông báo trước khi tiến hành thư giữ là vào thời điểm nào. Nếu thông báo trước mà người phụ trách bưu điện khơng đồng tình thì việc khám xét gặp khó khăn. Do đó, Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định rõ điều tra viên chỉ thông báo cho người phụ trách cơ quan Bưu điện ngay trước khi tiến hành thu giữ. Trường hợp người phụ trách cơ quan Bưu điện khơng giúp đỡ thì việc thu giữ vẫn được tiến hành. Vấn đề này cần được hướng dẫn cụ thể để vận dụng thống nhất trong thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Việc niêm phong chất ma tuý, đồ vật, tài sản có liên quan đến vụ án là việc làm phức tạp, cần có văn bản hướng dẫn, trong đó quy định: Khái niệm, trình tự niêm phong, việc bảo quản tài sản niêm phong và phá niêm phong. Có như vậy khi vận dụng trong thực tiễn mới tránh được sai lầm.
Ngoài những vấn đề nêu trên, theo chúng tơi, cần phải có văn bản hướng dẫn quy định những biện pháp, phương tiện kỹ thuật được áp dụng trong qúa trình khám xét nhất là việc đào bới, cạy phá trong qúa trình khám xét.
Nên có văn bản hướng dẫn để khắc phục những vấn đề thiếu cụ thể, chưa sát với thực tế của những quy định của pháp luật về biện pháp khám xét sẽ tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo hiệu quả của áp dụng biện pháp khám xét trong điều tra tội phạm nói chung, điều tra tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý nói riêng.