SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CHUYÊN MỤC NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TRÊN TẠP CHÍ CÁC BAN ĐẢNG

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 28 - 31)

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TRÊN TẠP CHÍ CÁC BAN ĐẢNG

- Nghiên cứu-trao đổi là gì?

- Theo Từ điển tiếng Việt: nghiên cứu là xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới. Nghiên cứu tình hình. Nghiên cứu chính sách. Nghiên cứu khoa học.

Trao đổi có hai nghĩa:

Thứ nhất: Chuyển qua lại cho nhau những vật tương đương nào đó

(nói khái quát). Trao đổi thư từ. Trao đổi hàng hóa. Trao đổi tù binh.

Thứ hai: Trao đổi ý kiến (nói tắt). Có vấn đề cần trao đổi.

Theo Đại Từ điển tiếng Việt: nghiên cứu là xem xét, làm cho nắm vững vấn đề để nhận thức, tìm cách giải quyết: nghiên cứu tình hình, nghiên cứu khoa học.

Trao đổi có hai nghĩa

Thứ nhất: Chuyển qua lại cho nhau những vật tương đương nào đó:

trao đổi sách báo, trao đổi hàng hóa, trao đổi thư từ.

Thứ hai: Bàn bạc ý kiến với nhau: còn nhiều điểm cần phải trao đổi thêm.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: nghiên cứu ứng dụng là hoạt động khoa học nhằm vận dụng tri thức cơ bản vào những mục đích thực tiễn của con người, cụ thể là tìm biện pháp, phương thức, hình thức sử dụng tri thức lý thuyết vào thực tiễn nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người, của xã hội. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng thể hiện ở các đề xuất, các phương pháp, dự án thiết kế, các phúc trình khoa học kỹ thuật…với lời giải cụ thể cho những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Các định nghĩa trên đều có chung một điểm thống nhất là: nghiên cứu-trao đổi là xem xét, nắm vững vấn đề, có sự bàn bạc, trao đổi ý kiến với nhau để đi đến thống nhất nhận thức chung. Từ các định nghĩa trên có thể đi đến một nhận xét: nghiên cứu-trao đổi là hoạt động khoa học nhằm vận dụng những tri thức đã có vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, từ đó rút ra những kết luận để đi đến thống nhất nhận thức và hành động.

Chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" ra đời là nhằm gợi mở, nêu vấn đề để trao đổi giữa các ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, qua đó góp phần làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối của Đảng, khuyến khích tìm tịi, sáng tạo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Những vấn đề mới nảy sinh chưa được kết luận, những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau nhưng tạp chí có chính kiến của mình trên cơ sở thực tiễn và lý luận để định hướng, dự báo hoặc cảnh tỉnh. Thông qua nghiên cứu-trao đổi, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, một số chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn bất cập so với thực tiễn; hoặc những vấn đề cịn có khó khăn, vướng mắc

trong tổ chức thực hiện tại cơ sở cần được nghiên cứu-trao đổi để làm rõ, thống nhất nhận thức trong tồn Đảng. Thơng qua việc nghiên cứu-trao đổi trên tạp chí, nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn được làm sáng tỏ, góp phần bổ sung lý luận; chuyên mục là diễn đàn thơng tin nhiều chiều, phân tích, lý giải sâu sắc, thẳng thắn, có sức thuyết phục về bản chất của những sự việc, sự kiện, vấn đề đang đặt ra với một cái nhìn mới mẻ, trí tuệ, mở rộng dân chủ. Chuyên mục tạo điều kiện, cơ hội cho đảng viên được bày tỏ các kiến nghị, nguyện vọng chính đáng với Đảng, với Nhà nước, với tổ chức đảng các cấp. Để chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Kiểm tra đã nêu lên một số vấn đề liên quan đến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng như: Có nên giao thẩm quyền xử lý kỷ luật cho ủy ban kiểm tra hay để cấp ủy thực hiện theo hướng: " Cấp ủy nào quản lý cán bộ, đảng viên thì cấp ủy đó có quyền quyết định kỷ luật cán bộ, đảng viên; hoặc vấn đề đại hội chủ trương trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư. Mặt được và chưa được của chủ trương này, nhất là những hạn chế diễn ra tại đại hội cấp cơ sở; trong bối cảnh hiện nay, nếu bầu trực tiếp bí thư, phó bí thư mà khơng có số dư, khơng có tranh cử thì vẫn hình thức. Nếu có số dư, có tranh cử để cho đại biểu lựa chọn thì rõ ràng đây là một cách thực hành, mở rộng dân chủ trong Đảng. Trên diễn đàn này đã có nhiều ý kiến xác đáng, phân tích lật đi lật lại vấn đề và qua đó đã kiến nghị với Đại hội lần thứ XI có nên sửa đổi, bổ sung vấn đề này trong Điều lệ Đảng hay không.

Trong bài:" Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức các ấn phẩm

báo, tạp chí của Đảng là yếu tố cơ bản để tăng số lượng bạn đọc" của Tiến sĩ Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nêu rõ

Các báo, tạp chí cần tiếp tục đổi mới hơn nữa tư duy làm báo, tạp chí theo hướng bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, phản ánh sinh động, đa dạng hơn nữa công cuộc đổi mới, hội nhập về chiều rộng và chiều sâu; góp sức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu

lý luận về những vấn đề cơ bản đặt ra trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [38, tr.16]

Thơng qua việc nghiên cứu-trao đổi góp phần củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân; giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối của Đảng.

Do chỗ tạp chí mang tính chất nghiên cứu-trao đổi và hướng dẫn nghiệp vụ, nên các bài viết đăng tải trên tạp chí khơng nhất thiết phải là những vấn đề đã chín muồi hoặc đã được khẳng định khoa học mà có thể có những bài viết với chủ đích chỉ nhằm " xới vấn đề" hoặc trao đổi mang tính chất học thuật, tham khảo theo những quan điểm khác nhau [27, tr.164].

Có thể khẳng định chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên tạp chí các ban đảng thời gian qua thực sự là diễn đàn bổ ích, thiết thực để cán bộ: dân vận, tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra và các tổ chức đảng, đảng viên và những người quan tâm đến công tác xây dựng đảng trao đổi, thảo luận, phản biện đã góp phần hồn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Kết quả của nghiên cứu-trao đổi là đem lại cho công chúng nhận thức đúng và sâu sắc về Đảng, về sự nghiệp cách mạng của Đảng, thôi thúc họ suy nghĩ và hành động một cách nhiệt tình, sáng tạo, khoa học, tạo khơng khí đồn kết trong tồn Đảng, tồn dân vì mục tiêu lý tưởng cao đẹp: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w