CÁCH TỔ CHỨC CHUYÊN MỤC "NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI" TRÊN TẠP CHÍ CÁC BAN ĐẢNG

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 36 - 37)

ĐỔI" TRÊN TẠP CHÍ CÁC BAN ĐẢNG

2.1. CÁCH TỔ CHỨC CHUYÊN MỤC "NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI"TRÊN TẠP CHÍ CÁC BAN ĐẢNG TRÊN TẠP CHÍ CÁC BAN ĐẢNG

2.1.1. Quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan chủ quản trongviệc tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" việc tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi"

Mỗi cơ quan báo chí có một cơ quan chủ quản có nhiệm vụ lãnh đạo,

chỉ đạo tồn diện hoạt động của tồ soạn tạp chí. Thơng qua việc xây dựng các quy chế, quy định, quy trình tạo điều kiện cho các toà soạn hoạt động độc lập như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quy định về chế độ nhuận bút, Quy định về định mức lao động của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, tạo hành lang pháp lý cho các toà soạn hoạt động. Hằng năm, cơ quan chủ quản đều duyệt kế hoạch công tác của tạp chí nhưng kế hoạch cịn chung chung, khơng xác định rõ những vấn đề trọng tâm cần thực hiện trong năm, nhất là những vấn đề về nội dung cụ thể của tạp chí thì ít được đề cập đến. Cho nên nói là cơ quan chủ quản lãnh đạo, chỉ đạo tạp chí nhưng cịn rất hình thức. Việc chấp hành các quy chế, quy định, quyết định và kế hoạch của cơ quan chủ quản như thế nào, cũng không được thường xuyên sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo. Thậm chí có tạp chí khơng thực hiện những quy định của cơ quan chủ quản cũng khơng bị nhắc nhở, phê bình, góp ý. Hoặc có những quy định đã lâu khơng được bổ sung, sửa đổi kịp thời, thiếu tính khả thi, khơng thực hiện được. Ví dụ như Quy định về định mức lao động của cán bộ, phóng viên Tạp chí Kiểm tra mỗi năm: biên tập viên, phóng viên phải viết 4 bài, 6 tin; phó tổng biên tập phải viết 2 bài, 4 tin, ngoài định mức này mới được hưởng nhuận bút. Quy định như vậy là khơng thực tế. Vì số biên chế của tồ soạn chỉ có 10/14 biên chế, thiếu 4 biên chế chưa tuyển

được nên một số biên tập viên phải kiêm nhiệm những cơng việc hành chính, trị sự của tồ soạn; thậm chí thời gian phóng viên làm việc tại tịa soạn nhiều hơn đi cơ sở, quy định như vậy là thiếu thực tế. Mặt khác, một số cơ quan chủ quản buông lỏng vai trị lãnh đạo, chỉ đạo, khốn trắng mọi hoạt động cho ban biên tập, nhất là về nội dung của tạp chí. Cơ quan chủ quản ít giành thời gian làm việc với tạp chí để định hướng nội dung tun truyền, góp ý về nội dung, hình thức tạp chí, kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục nói chung và chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" nói riêng; hoặc có góp ý cũng chỉ làm cho xong chuyện nên chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng các chuyên mục, trong đó có chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi". Ban biên tập các tạp chí cũng chưa mạnh dạn tham mưu, đề xuất với cơ quan chủ quản về kế hoạch tuyên truyền do vậy cũng cịn lúng túng trong tổ chức chun mục, tính tổng kết chưa cao, chất lượng thấp, chưa mạnh dạn đi thẳng vào những vấn đề gai góc, bức xúc, mặt trái; chưa cân đối giữa các mảng đề tài, các vùng, giữa ngành và địa phương; cách triển khai chuyên mục chưa linh hoạt tương xứng với sự phong phú, đa dạng của cơng tác xây dựng đảng; tính chất nghiên cứu- trao đổi trên các chuyên mục cịn ít, chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w