Việc xây dựng chương trình kế hoạch

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 37 - 47)

Theo Từ điển Tiếng Việt: Kế hoạch là " tồn bộ, nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những cơng việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành". Xây dựng được kế hoạch tuyên truyền trong toàn bộ các mảng nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền của mỗi cơ quan báo chí là việc làm quan trọng. Có kế hoạch cơng tác khoa học mới phát huy được những lợi thế: Chủ động nội dung chương trình và thời gian cho cơng việc; huy động được tối đa năng lực sáng tạo của đội ngũ những người lao động; khi gặp những trường hợp đột xuất, có

khả năng đưa ra những phương án thay thế kịp thời, phù hợp. Do vậy, một kế hoạch có tính ổn định vừa mềm dẻo, vừa năng động là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, kế hoạch không thể coi là nhất thành, bất biến, cứng nhắc, thiếu linh động, quá chung chung hoặc đi quá sâu vào những thao tác nghiệp vụ cụ thể. Qua khảo sát thấy: Tạp chí Kiểm tra, Dân Vận, Xây dựng Đảng hằng năm có xây dựng kế hoạch cơng tác. Nhưng kế hoạch cơng tác của Tạp chí Kiểm tra, Dân Vận cịn chung chung, khó thực hiện, chỉ có tạp chí Xây dựng Đảng là chủ động xây dựng kế hoạch công tác một cách bài bản, khoa học, huy động được sức mạnh của cả tập thể tòa soạn cùng hướng đến mục tiêu chung là phục vụ nhiệm vụ chính trị.

- Ngay từ đầu năm, căn cứ kế hoạch công tác của Ban Tổ chức Trung ương và thực tế tình hình của Tịa soạn, Ban Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho 12 số tạp chí, trong đó có xác định các bài cho chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi"(xem phụ lục 3). Ví dụ số 4-2010, ngồi những chủ đề thường xun, Tạp chí tập trung vào các chủ đề: Cơng tác chuẩn bị nhân sự đại hội ở Thanh Hóa; kết quả và kinh nghiệm thí điểm đại hội cơ sở bầu trực tiếp bí thư ở Quảng Ninh; mơ hình bí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn- những cái được và chưa được…Phân cơng phóng viên, biên tập viên nghiên cứu nội dung, tư liệu, phát hiện vấn đề, liên hệ với cộng tác viên đặt bài. Các phóng viên, biên tập viên chủ động khơng bị gị bó về thời gian. Mỗi bài viết có thể đặt trước cho cộng tác viên trước từ 2 đến 3 tháng. Cộng tác viên có điều kiện đầu tư thời gian, cơng sức cho bài viết của mình, đáp ứng yêu cầu của tòa soạn, nhất là những bài viết nghiên cứu sâu về công tác nghiệp vụ của ngành đăng trên chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi". Năm 2010, Tạp chí đặt 22 bài thì có 18 bài đều bảo đảm chất lượng, đạt yêu cầu đề ra của Ban Biên tập và được đăng trên chuyên mục Nghiên cứu-trao đổi. Một số bài viết chất lượng cao cịn được Ban Biên tập trích

thưởng 100% tiền nhuận bút cho cộng tác viên. Bên cạnh các bài đặt cộng tác viên thì tịa soạn cịn sử dụng cả bài mà cộng tác viên khác chủ động gửi đến phù hợp chủ đề của Ban Biên tập. Mỗi tháng tòa soạn nhận được khoảng trên 80 bài của cộng tác viên gửi cho các chuyên mục, trong khi đó, mỗi số tịa soạn chỉ sử dụng khoảng 25 bài cho các chuyên mục, chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" sử dụng từ 2 đến 3 bài. Vì vậy, Ban Biên tập có điều kiện lựa chọn các bài viết có chất lượng để đăng.

Bên cạnh đó, Tạp chí xây dựng Đảng cịn thường xuyên, nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình với tinh thần thẳng thắn, dân chủ, góp phần nâng cao chất lượng các chun mục của tạp chí nói chung và chun mục "Nghiên cứu-trao đổi" nói riêng, cụ thể như sau:

- Hằng tháng sau khi in xong tạp chí là các thành viên trong tòa soạn cùng nhau đọc kỹ tất cả các tin, bài, ảnh của tạp chí, trao đổi ý kiến và chờ đến buổi họp tịa soạn để phê bình, rút kinh nghiệm về số tạp chí- thành quả phấn đấu chung của tất cả mọi người trong mỗi tháng.

- Tất cả các thành viên trong tòa soạn giở từng trang của số tạp chí cùng nhau phát hiện, trao đổi ý kiến về các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt, lỗi chế bản, lỗi in và xác định trách nhiệm từng lỗi thuộc về khâu nào, người nào.

- Bình luận trang bìa một và các trang phụ bản trên các bình diện: ý tưởng, chất lượng trình bày, chất lượng ảnh, chất lượng in, mức độ đạt được về tư tưởng chủ đề, hiệu quả đạt được đối với bạn đọc, nguyên nhân của những biểu hiện đó…

- Nhận xét, đánh giá việc trình bày tít bài, trang chữ, phông chữ, chất lượng in, giấy in, nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm của các mặt nói trên cái nào thuộc về phía tịa soạn, cái nào thuộc về phía nhà in…

- Nhận xét, đánh giá các bức ảnh đã in về nội dung, bố cục, mầu sắc, kích cỡ, chú thích, nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm về phía người chụp, người chọn ảnh, người chế bản, các công đoạn in…

- Giới thiệu, phân tích, bình luận các tin bài hay, không hay. Đây là công việc quan trọng nhất và thường chiếm nhiều thời gian nhất. Thường thì với mỗi tin, bài, các thành viên tòa soạn sẽ cùng nhau nêu lên những điều hay, dở trên tất cả các bình diện: đề tài, chủ đề, nội dung, kết cấu, bố cục, diễn đạt, đặc biệt chú ý những phát hiện, những đề xuất mới, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn công tác tổ chức, cán bộ đang diễn ra, những điểm thể hiện tính khoa học tính chiến đấu, đồng thời cũng là tính định hướng, tính hấp dẫn của bài viết.

- Thông tin bước đầu về những ý kiến phê bình của bạn đọc đối với tin, bài trong số tạp chí vừa phát hành.

- Nêu ưu điểm, khuyết điểm về thời gian tổ chức và hoàn thành tin, bài. - Tổng hợp lại, tòa soạn cùng nhau nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm chung của số tạp chí vừa in xét trên bình diện thực hiện tơn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ; việc gắn kết với trọng tâm, trọng điểm công tác tổ chức xây dựng Đảng trong từng thời gian; sự nhạy bén về chính trị, tư tưởng đối với diễn biến thời cuộc.

Tiêu chí để nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức tin, bài, ảnh, chế bản, in…được tập thể tòa soạn thảo luận dân chủ, xây dựng thành những căn cứ rõ ràng và được thể hiện thành văn bản; cứ sau mỗi năm thực hiện đều được tập thể tịa soạn xem xét, bổ sung, hồn thiện.

Để góp phần nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của tạp chí, Ban Biên tập tạp chí Xây dựng Đảng chủ trương thực hiện thường xuyên việc đánh giá, rút kinh nghiệm, xét chọn để khen thưởng các tin, bài, ảnh in trên từng số tạp chí và xét chọn khen thưởng thưởng số tạp chí có nội dung tốt, hình thức đẹp.

+ Tiêu chuẩn chung:

- Chủ đề rõ, thể hiện đúng quan điểm, tư tưởng của Đảng, sát phương hướng, nhiệm vụ và những hướng dẫn về công tác tổ chức xây dựng Đảng của Ban Tổ chức Trung ương.

- Phản ánh trung thực bản chất vấn đề, sự việc, sự kiện.

- Bài, tin, ảnh có giá trị chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết một vấn đề thực tiễn trong nhiệm vụ tổ chức xây dựng Đảng.

- Không vi phạm những quy định về giữ bí mật của Đảng và Nhà nước. + Tiêu chuẩn cụ thể:

- Bài chính luận, xã luận, bình luận, chun luận: thể hiện rõ tính lý luận, tỏ rõ chính kiến, thái độ đúng với vấn đề nêu ra; nêu được vấn đề mới hoặc khía cạnh mới trong cơng tác tổ chức xây dựng Đảng; lựa chọn được chủ đề, sự kiện nổi bật trong tháng, trong công tác tổ chức xây dựng Đảng; tít ngắn gọn, hấp dẫn; đề xuất được các giải pháp thúc đẩy cái mới phát triển, đẩy lùi cái lạc hậu; bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.

- Bài phóng sự, điều tra, kinh nghiệm: vấn đề nêu ra đáp ứng được những địi hỏi cấp thiết của thực tiễn cơng tác tổ chức xây dựng Đảng; nêu được những việc làm, những kinh nghiệm thành công hoặc chưa thành công trong thực hiện nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng; tít ngắn gọn, hấp dẫn; bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng; đề tài khó, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

- Tin (vắn, ngắn, sâu, tổng hợp): có tính thời sự, có giá trị chỉ đạo, tun truyền; viết ngắn gọn, rõ sự việc, sự kiện.

- Ảnh: gắn với nội dung của tin, bài; nét, rõ, sáng, đẹp, bố cục sinh động...thuyết minh gọn, xúc tích, làm rõ thêm ý nghĩa nội dung của ảnh.

- Bài 1: Đúng chủ đề của số tạp chí (hoặc phản ánh được sự kiện chính trị nổi bật trong tháng) và bảo đảm đúng tơn chỉ, mục đích; trình bày sáng tạo, bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hoà, tươi sáng.

- Các trang phụ bản: đúng nội dung, yêu cầu của đơn vị tuyên truyền và phù hợp với tơn chỉ mục đích của tạp chí; trình bày đẹp, sáng tạo; hình ảnh sáng rõ, sinh động, hấp dẫn; bố cục hài hoà, màu sắc tươi sáng.

- Trình bày ruột: Trình bày ruột làm nổi bật chủ đề nội dung các tin, bài của số tạp chí; kiểu chữ, tít bài, font chữ phải hài hồ, dễ đọc, có nét mới;

cách trình bày chữ và ảnh phải phù hợp, làm tôn lên nội dung tin, bài, giúp độc giả tiếp cận thông tin thuận tiện, chính xác.

- Chất lượng in: Đúng makét của tạp chí; rõ ràng, dễ đọc, khơng bị nh, khơng mất nét, màu sắc tươi sáng; khơng có lỗi kỹ thuật in.

+ Số tạp chí đạt chất lượng cao: Phải có ít nhất từ 4 bài, tin trở lên đạt hay, trong đó có ít nhất một bài, tin xuất sắc; ruột trình bày đẹp, hấp dẫn, chất lượng in đẹp; bìa 1 trình bày đẹp.

+ Số tạp chí chất lượng xuất sắc: Phải có ít nhất 5 bài, tin hay trở lên, trong đó có 2 bài, tin xuất sắc; chất lượng trình bày ruột đẹp, chất lượng in đẹp; bài 1 trình bày xuất sắc.

Khi nhận xét, đánh giá mỗi người đều căn cứ vào những tiêu chí đã có, nêu rõ những điểm hay, chưa hay của các tin, bài, ảnh, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học cần thiết.

Trong q trình nhận xét, đánh giá có trao đổi, tranh luận. Qua trao đổi, tranh luận, nhiều vấn đề mới, khó được sáng tỏ như vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân; vấn đề có kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào đảng không; vấn đề xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; vấn đề đại hội trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư…Trong trường hợp nhiều ý kiến khác nhau, tranh luận sôi nổi, người điều hành đưa ra kết luận để thống nhất ý kiến và thực hiện. Qua phê bình, nhận xét số tạp chí, nhiều bài học về tổ chức nghiên cứu thực tiễn của tòa soạn và của từng biên tập viên, phóng viên, về tích lũy và khai thác, thu thập tài liệu, về cách tổ chức tin, bài với cộng tác viên… được phát hiện, khẳng định và khuyến nghị vận dụng và phát huy hiệu quả trong hoạt động nghiệp vụ báo chí. Cũng qua trao đổi, phân tích mà phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác tổ chức, cán bộ, đề xuất giải pháp nghiên cứu, tổng kết để phản ánh sâu sắc, kịp thời các vấn đề, sự kiện.

Sau khi các thành viên trong tòa soạn đã phát biểu, tòa soạn tiến hành bỏ phiếu kín để bình chọn tin, bài, ảnh, chất lượng in. Việc bỏ phiếu được tiến

hành hai vòng. Vòng một, những tin, bài được trên 50% số phiếu thì được công nhận đạt mức hay, những ảnh, phụ bản, chất lượng in được trên 50% số phiếu thì được cơng nhận đạt mức đẹp. Những tin, bài …được 2/3 số phiếu trở lên được tham dự vòng hai. Tại vòng hai, cũng dùng cách bỏ phiếu kín, những tin, bài, ảnh, phụ bản…đạt trên 50% số phiếu được công nhận mức xuất sắc. Những tin, bài, ảnh đạt mức hay (đẹp) được hưởng thêm 80% số tiền nhuận bút đã trả, đạt mức xuất sắc được hưởng thêm 100% số tiền nhuận bút. Việc thưởng khơng phân biệt tác giả là người ở tịa soạn hay cộng tác viên. Các lĩnh vực khác như trình bày bìa, phụ bản, trình bày các trang ruột, theo dõi, kiểm tra công đoạn in cũng được thưởng theo tỷ lệ tương tự so với mức tiền công làm.

Với cách làm này, việc nhận xét, đánh giá số tạp chí hằng tháng đã trở thành sinh hoạt nghiệp vụ nền nếp, dân chủ, hấp dẫn, thể hiện tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc, thu hút tất cả các thành viên trong tịa soạn, góp phần nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ. Mỗi kỳ bình chọn, nhận xét số tạp chí như một buổi học, một buổi sinh hoạt nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng tạp chí.

Khác với Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Dân vận, Kiểm tra cũng xây dựng kế hoạch dài hạn nhưng rất chung chung, khó thực hiện(xem phụ lục 1+ 2). Ví dụ kế hoạch của Tạp chí Dân vận nêu: Nội dung tuyên truyền nhiệm vụ trọng tâm: Đại hội đảng các cấp, các nghị quyết Trung ương 6,7 (khóa X), góp phần nghiên cứu, đúc kết lý luận về công tác dân vận của Đảng; tiếp tục nghiên cứu, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có liên quan đến cơng tác vận động quần chúng; duy trì các bài viết về thực hiện cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của công tác dân vận; tổng kết phong trào thi đua "dân vận khéo" và thực hiện năm cơng tác dân vận của chính quyền, gắn với việc tổng kết 10 năm chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính

phủ về tăng cường cơng tác dân vận. Xây dựng kế hoạch như vậy thì chủ đề của từng số không rõ, số tháng nào cần những bài nào, chun mục nào có những bài gì, phóng viên, cộng tác viên…Định hướng tuyên truyền không rõ ràng. Cán bộ trong tồn soạn rất khó thực hiện. Ban biên tập tạp chí rất khó kiểm tra, kiểm sốt kế hoạch và những người thực hiện kế hoạch đó.

Tịa soạn Tạp chí Tun giáo khơng xây dựng kế hoạch. Thơng thường, hằng tháng, sau khi xuất bản tạp chí thì Ban Biên tập họp tòa soạn để kiểm điểm rút kinh nghiệm cho số tạp chí vừa phát hành và triển khai kế hoạch cho số tạp chí tiếp theo. Việc tiến hành rút kinh nghiệm cho số tạp chí vừa xuất bản được thực hiện trên các mặt sau:

- Nội dung các tin, bài, ảnh có đúng với quan điểm, đường lối khơng ? - Chất lượng các tin, bài, ảnh có bảm đảm khơng ?

- Công tác biên tập tin, bài, ảnh có gì được và chưa được ?

- Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện xuất bản, phát hành tạp chí.

- Triển khai cơng việc tạp chí số tiếp theo; khơng làm theo một quy trình như Tạp chí Xây dựng Đảng. Căn cứ kế hoạch của Ban Biên tập, biên tập viên, phóng viên chủ động đặt bài cộng tác viên hoặc viết bài. Tạp chí Dân vận mỗi số sử dụng từ 2 đến 3 bài cho chuyên mục Nghiên cứu-trao đổi, Tạp chí Tuyên giáo mỗi số sử dụng 5 đến bài; Tạp chí Kiểm tra mỗi số sử dụng từ 7 đến 9 bài cho chuyên mục Nghiên cứu-trao đổi kinh nghiệm.

Có thể thấy việc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết cho 12 số tạp chí như Tạp chí Xây dựng Đảng là phù hợp, mang tính chất khoa

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w