Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Tác giả báo chí những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia sáng tạo tác phẩm báo chí, suy đến cùng là lực lượng quan trọng nhất tạo nên thành công trong công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí. Đội ngũ cộng tác viên ln là sức sống của mọi tờ báo, tạp chí.
Chất lượng, hiệu quả chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ của các lực lượng tham gia sáng tạo nên tác phẩm báo chí và cách tổ chức, huy động sức mạnh của lực lượng đó của mỗi tịa soạn tạp chí ban đảng Trung ương. Lực lượng tác giả của 4 tòa soạn hiện nay về cơ bản bao gồm:
- Phóng viên, biên tập viên của các tịa soạn tạp chí.
- Cộng tác viên các tỉnh, thành phố (thông thường là những người làm công tác đảng ở các ban đảng thuộc các tỉnh, thành ủy, quận ủy, huyện ủy) - Cộng tác viên là những người làm công tác nghiên cứu ở các viện khoa học, viện nghiên cứu.
- Cộng tác viên là cán bộ, chuyên viên thuộc vụ, viện trong các ban đảng Trung ương.
- Những tác giả gửi bài tự do.
Các tịa soạn tạp chí thường xun quan tâm đến đội ngũ cộng tác viên. Duy trì việc tổ chức hội nghị cộng tác viên 2 năm hoặc 3 năm một lần, tạo điều kiện cho họ có cơ hội giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm trong viết tin, bài cho các tạp chí; tổ chức tập huấn nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ cộng tác viên. Đội ngũ cộng tác viên các tạp chí đa dạng, phong phú với nhiều trình độ, lứa tuổi, lĩnh vực hoạt động khác nhau, tham gia viết nhiều thể loại, chuyên mục khác nhau, với tiếng nói nhiều chiều là yếu tố làm nên tính đa dạng về nội dung của tạp chí. Trong q trình tổ chức các chun mục nói chung và chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" nói riêng, bên cạnh những thuận lợi, các
tạp chí gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về vấn đề nhân sự. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên vừa thừa, vừa thiếu; thiếu những người có năng lực, có trình độ chun mơn nghiệp vụ trong sáng tạo tác phẩm báo chí, tâm huyết với nghề, thừa những người năng lực yếu, làm việc khơng hiệu quả. Hiện nay, số lượng phóng viên, biên tập viên chính thức của mỗi tạp chí rất ít ( từ 6 đến 10 người/tòa soạn ). Với số lượng lao động đó, hoạt động của một tịa soạn tạp chí, có các cơng đoạn từ khai thác thơng tin, đến xây dựng bài viết, biên tập đọc duyệt, chế bản, in, phát hành…nhiều khi là quá tải. Chưa kể, trong tổng số lao động của mỗi tịa soạn, số người có kiến thức chắc về cơng tác nghiệp vụ của ngành, có kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí, biên tập tốt khơng nhiều. Khó khăn thứ hai là nguồn cung cấp thơng tin. Vì thiếu lực lượng phóng viên trực tiếp thường xuyên bám sát cơ sở để tác nghiệp nên để nắm được thơng tin ở cơ sở, các tạp chí chủ yếu dựa vào lực lượng cộng tác viên ở các địa phương, đơn vị. Điều này dẫn đến tình trạng: có trường hợp nhiều thông tin quan trọng, nhiều vấn đề thực sự hấp dẫn ở cơ sở không được quan tâm tuyên truyền kịp thời. Mặc dù đây là đội ngũ những người am hiểu công tác xây dựng đảng nhưng đều là các đồng chí cơng tác tại các ban xây dựng Đảng của tỉnh ủy, thành ủy, thông tin về cơ sở chủ yếu qua báo cáo của cơ sở gửi lên, rất dễ bị rơi vào tình trạng thơng tin một chiều, phiến diện, thiếu khách quan. Nhiều bài viết tẻ nhạt, thiếu thơng tin cần thiết hoặc chỉ thơng tin chung chung, ít người đọc.
Nguồn kinh phí cho tạp chí hoạt động cũng rất hạn hẹp, chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước bao cấp, với định mức thấp, eo hẹp cũng là những khó khăn cho cơng tác cộng tác viên. Do vậy, không thể nâng cao nhuận bút cho cộng tác viên viết bài. Vì vậy, việc đặt bài cho cộng tác viên cũng khơng dễ dàng gì. Người ta ngại viết cho các tạp chí ban đảng Trung ương vì phải đầu tư thời gian để tìm hiểu thực tế, khái quát vấn đề, rút ra kinh nghiệm và tổng kết lý luận. Bài viết thường khơ khan, ít được quảng bá rộng rãi, nhuận
bút khơng tương xứng với cơng sức mình bỏ ra. Khơng ít cộng tác viên tạp chí viết vì tình, vì trách nhiệm bạn bè, đồng nghiệp, chứ khơngh phải viết vì cảm hứng, vì mục đích kinh tế. Nhiều khi người đặt bài được đón cái tình, cái trách nhiệm đó cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần cũng thấy ngại ngùng nhưng vì cơng việc mà cứ phải đặt vấn đề để có bài đăng. Thế nhưng theo thời gian, cứ lấy cái tình, cái trách nhiệm đó ra để thay thế việc chi phí thù lao khơng tương xứng cũng khơng thể bền vững lâu dài. Thị trường không loại trừ ai, nhất là đối với người cầm bút. Khơng ít bạn đồng nghiệp làm ở tạp chí đã thổ lộ tâm sự:" Trót mang cái nghiệp vào thân'' nên phải kiên nhẫn để chịu đựng và giữ lấy nghề. Mặc dù, lực lượng tòa soạn mỏng nhưng Tạp chí Xây dựng Đảng đã biết khai thác triệt để đội ngũ cộng tác viên cho việc sáng tạo các tác phẩm báo chí theo kế hoạch của tịa soạn. Tịa soạn thường xuyên giữ mối liên hệ với các cộng tác viên để gợi ý những chủ đề tòa soạn quan tâm giúp cộng tác viên có điều kiện sưu tầm, tích lũy tư liệu cho bài viết, nhất là những bài viết theo kế hoạch của tịa soạn. Chính vì vậy, các bài viết theo kế hoạch của tòa soạn đều được thực hiện. 100% bài viết của chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" là tòa soạn đặt của cộng tác viên nhưng việc tổ chức thực hiện chuyên mục nhưng không bị động, đạt được kế hoạc đã đề ra từ đầu năm. Để đạt được điều đó thì tịa soạn phải có kế hoạch cụ thể dài hạn, lựa chọn được các cộng tác viên có tâm huyết, tích cực cộng tác với tịa soạn. Vấn đề ở đây là tòa soạn phải định hướng nội dung từng số tạp chí và tập hợp được đội ngũ cộng tác viên tham gia tích cực viết bài cho tịa soạn. Không nên tùy tiện trong việc định hướng tuyên truyền để cho cộng tác viên thấy gì viết nấy miễn là có bài thì tồ soạn ln ln bị động, phụ thuộc vào đội ngũ cộng tác viên. Vấn đề là tịa soạn phải có ý tưởng và biết chọn đúng cộng tác viên có khả năng thể hiện được ý tưởng đó thì mới đạt được u cầu đề ra; nếu có ý tưởng hay nhưng cộng tác viên khơng có khả năng thể hiện được ý tưởng đó thì sẽ phá vỡ kế hoạch tuyên truyền của tòa soạn. Đây là hai mặt của một vấn đề
khơng thể tách rời nhau nếu có ý tưởng hay nhưng cộng tác viên khơng có khả năng thể hiện cũng khơng có tác phẩm hay và ngược lại. Do đó phải có sự kết hợp và cộng tác thường xuyên giữa tòa soạn và cộng tác viên.
Trong khi Tạp chí xây dựng Đảng đều thực hiện kế hoạch tuyên truyền cho từng số tạp chí bảo đảm chất lượng, chủ động tin, bài thì Tạp chí Dân vận, Tun giáo, Kiểm tra luôn luôn bị động về kế hoạch tuyên truyền. Do tòa soạn chưa biết khai thác triệt để năng lực của đội ngũ cộng tác viên, chưa tập hợp được những chuyên gia trong ngành tham gia viết bài cho tạp chí; chưa chủ động liên hệ với cộng tác viên để định hướng nội dung tuyên truyền cho cộng tác viên trong từng thời gian; đặc biệt tòa soạn chưa đưa ra được những ý tưởng mới, những vấn đề mới để cộng tác viên đào sâu suy nghĩ, cùng tham gia viết bài cho tạp chí. Cộng tác viên gửi đến bài nào thì lựa chọn, biên tập và sử dụng, khơng theo kế hoạch của tòa soạn; chủ đề bài viết do cộng tác viên lựa chọn, thiếu tính định hướng, có bài viết nội dung khơng đảm bảo chất lượng nhưng tòa soạn vẫn phải sử dụng. Vì số lượng bài ít nếu khơng sử dụng cũng khơng có bài khác thay thế nên chất lượng thấp.
Với những kết quả đạt được trong năm 2010, lực lượng sáng tạo tác phẩm báo chí ở các tạp chí đã có nhiều cố gắng, chủ động xây dựng chương trình kế hoạch, bám sát nhiệm vụ của ngành và cơ quan chủ quản để đặt bài, viết bài. Nhiều bài viết trong chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" có chất lượng đã góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Các tạp chí đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên đông đảo tại các địa phương, đơn vị. Mỗi tịa soạn có khoảng 80 đến 150 công tác viên (kể cả thường xuyên và không thường xuyên) nên khi cần có thể đặt bài. Tuy nhiên, đội ngũ cộng tác viên của các tạp chí hiện nay trình độ khơng đều, chất lượng thấp, thiếu sự gắn bó với tịa soạn, không nắm vững định hướng tuyên truyền trong từng tháng, từng quý nên việc viết bài chưa sát với thực tế. Một số cộng tác viên viết nhiều bài gửi cho tạp chí nhưng do thiếu kỹ năng sáng tạo, thiếu thông tin, đề tài cũ không sử dụng được nên
nảy sinh tâm lý chán nản, không muốn cộng tác tiếp. Hiện nay, các tòa soạn vừa thừa, vừa thiếu tin, bài, thừa những bài chất lượng thấp, thiếu những bài "đinh", có chất lượng, thường xun xảy ra tình trạng "ăn đong", cứ đến kỳ xuất bản tạp chí mới đi thu thập tin, bài, có đến đâu dùng đến đó.
2.2. VIỆC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ CHUYÊN MỤC "NGHIÊN CỨU - TRAOĐỔI" CỦA CÁC TẠP CHÍ ĐỔI" CỦA CÁC TẠP CHÍ