Tăng cường sự chỉ đạo của các ban đảng Trung ương

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 70 - 73)

- Căn cứ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát

3.3.1. Tăng cường sự chỉ đạo của các ban đảng Trung ương

Báo chí cách mạng Việt Nam có truyền thống trung thành đối với sự

nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của nhân dân. Trải qua 25 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước, báo chí khơng ngừng tự đổi mới mình và nhờ vậy đã đạt được bước tiến quan trọng trong các lĩnh vực thơng tin và góp phần khơng nhỏ vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Đảng và nhân dân ta. Giới báo chí Việt Nam có những nhu cầu tự thân về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.

Cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng gay gắt. Việc tạo ra '' bộ lọc" cho các tầng lớp nhân dân chủ động lựa chọn thông tin là một yêu cầu tất yếu khách quan. Một khi dân trí được nâng lên và những giá trị thẩm mỹ được phổ cập sâu rộng sẽ hình thành những "bộ lọc" ngăn cản và thải loại thông tin độc hại. Mỗi sự kiện, mỗi vấn đề xuất hiện trong xã hội, tùy theo tơn chỉ, mục đích của mình, mỗi cơ quan truyền thơng đại chúng, thậm chí mỗi nhà báo đều có cái nhìn khác nhau. Sự tập hợp nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh lại dưới quan điểm chủ đạo của Đảng và Nhà nước chúng ta sẽ tạo được tính đa dạng, hấp dẫn của báo chí.

Từ vai trị của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định:" Đảng phải lãnh đạo báo chí, đó là ngun tắc "bất di bất dịch". Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về báo chí cách mạng vào hồn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta ln đặt báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng và coi báo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, nguyên tắc này càng được nhận thức sâu sắc. Chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí xuất bản khẳng định:" Báo chí, xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội, và là diễn đàn của nhân dân luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước". Báo chí thốt ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng dễ rơi vào tình trạng mất phương hướng, lạc lõng giữa rừng thông tin.

Sự lãnh đạo của cơ quan chủ quản đối với việc nâng cao chất lượng tạp chí nói chung và chun mục "Nghiên cứu-trao đổi" nói riêng là điều kiện hết sức quan trọng. Cơ quan chủ quản của các tạp chí hiện nay là các ban

đảng Trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động các tạp chí. Tăng cường sự lãnh đạo của cơ quan chủ quản sẽ tạo điều kiện cho các tạp chí ln đi đúng định hướng, bám sát hoạt động của ngành, trao đổi kinh nghiệm công tác, cung cấp thông tin… trong từng giai đoạn.

Sự quan tâm lãnh đạo của cơ quan chủ quản được thể hiện ở sự lựa chọn, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ trong tịa soạn các tạp chí để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động chun mơn nghiệp vụ của tịa soạn. Cơ quan chủ quản lựa chọn, bố trí tổng biên tập, phó tổng biên tập, thư ký tịa soạn, cán bộ, phóng viên, biên tập viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc được giao; đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo thông qua việc xây dựng quy chế làm việc của các tạp chí, quy định về chế độ nhuận bút, định mức lao động, chương trình, kế hoạch cơng tác hằng năm; thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa lãnh đạo cơ quan với ban biên tập để định hướng cơng tác cho các tạp chí, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Tăng cường sự lãnh đạo của cơ quan chủ quản đối với các tạp chí hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả tuyên truyền của mỗi tờ tạp chí, làm cho tạp chí ln giữ đúng tơn chỉ, mục đích. Nghị quyết Đại hội X của Đảng khi đề cập đến nhiệm vụ công tác tư tưởng lý luận và báo chí đã nhấn mạnh

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ

chức trong các cơ quan báo chí. Khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong các hoạt động báo chí xuất bản, văn hóa, văn nghệ, nhất là xa rời tơn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém, vụ lợi vật chất, cá nhân, cục bộ [37, tr.76].

Có thể khẳng định rằng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của ban đảng và sự quản lý của nhà nước đối với các tạp chí, trước hết là do yêu cầu phát triển của báo chí nói chung và các tạp chí ban đảng nói riêng, tạo bước đột phá trong nhận thức và hành động, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w