- Về phía phóng viên, biên tập viên
3.4. TĂNG CƯỜNG TÍNH PHẢN BIỆN, DIỄN ĐÀN TRONG NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CHUYÊN MỤC
CỨU, TRAO ĐỔI VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CHUYÊN MỤC
Trong cuộc sống, phản biện là một hoạt động diễn ra hằng ngày. Phản biện là một yêu cầu trong lãnh đạo, quản lý, bởi nhờ đó người lãnh đạo, quản lý có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý, chân lý trong các quyết định của mình. Cịn trong đời sống xã hội, phản biện là một công cụ không thể thiếu để các nhà lãnh đạo, quản lý đề ra chính sách đúng. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 15 năm tạp chí Kiểm tra ra số đầu, đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh
Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới rất nặng nề. Do vậy, chúng ta phải chủ động nắm bắt và nhạy bén với nhiệm vụ chính trị của cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng để kịp thời tuyên truyền trong thời gian tới. Điều đó đồng nghĩa với những thử thách lớn đang đặt ra cho Tạp chí Kiểm tra. Làm thế nào để vừa trở thành tiếng nói chính thống của Ngành với những thơng tin cập nhật, tăng cường tính phản biện để làm sâu sắc thêm những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho công tác kiểm tra, giám sát, định hướng dư luận, trở thành tờ tạp chí hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, có tính chun nghiệp cao của Ngành kiểm tra (Tạp chí Kiểm tra số 9-2010).
Trong quá trình tổ chức chuyên mục coi trọng những ý kiến phản biện có cơ sở khoa học, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, sẽ được sử dụng thường xuyên để tạo ra tính liên tục trong việc cung cấp thơng tin cho bạn đọc; khuyến khích bạn đọc thảo luận, tranh luận nhưng phải có định hướng về thơng tin, và tính ngun tắc, tránh nói càn, nói bừa, nói ẩu trong tranh luận, thảo luận. Trong thảo luận, tranh luận phải có văn hóa. Phải thực sự coi chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" là diễn đàn khoa học. Đã là diễn đàn thì phải chấp nhận những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, giới hạn là ở chỗ khơng
biến sự khác nhau đó thành chống đối, khơng biến sự đa dạng, phong phú của chuyên mục thành tổ chức đối lập, gây nhiễu thông tin. Đặc biệt phải chống các biểu hiện thành kiến, để ý trong tranh luận, áp đặt tư duy, bảo thủ trong thảo luận. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, mọi chương trình, kế hoạch khơng thể ln ln đúng, nếu khơng thường xuyên bám sát cuộc sống, kịp thời điều chỉnh. Do đó, những thơng tin phản hồi từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ dưới lên sẽ là tiền đề khơng thay thế được, góp phần hồn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong trao đổi, tranh luận cũng cần có sự định hướng. Nếu khơng có sự định hướng và lãnh đạo của Đảng thì biết nghe theo ai trong các vấn đề cịn có ý kiến khác nhau, đơi khi trái ngược nhau, mà có vấn đề phải được quyết định ngay. Trong bài phát biểu tại Hội thảo Nâng cao tính định hướng và tính hấp
dẫn trên Tạp chí Xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ
Tăng dung lượng thông tin đa chiều, chú trọng hơn những thơng tin phản biện, để Tạp chí thực sự là diễn đàn của đảng viên, của những cơng dân muốn góp ý xây dựng Đảng; tạo điều kiện, cơ hội cho đảng viên được bày tỏ các kiến nghị, nguyện vọng chính đáng với Đảng, với Nhà nước, với tổ chức đảng các cấp [50, tr.13].
Trong thảo luận, tranh luận có định hướng là dân chủ và để có cạnh tranh cần độc lập suy nghĩ. Các tạp chí cần khuyến khích trong dân chủ trong nội bộ Đảng, trong xã hội để bảo đảm thực hiện hiện mục tiêu, lý tưởng, bảo đảm tơn chỉ, mục đích của Đảng. Khơng chỉ khuyến khích mở rộng dân chủ trực tiếp mà cịn phát huy, khuyến khích từng cá nhân phát huy độc lập suy nghĩ, độc lập đóng góp ý kiến. Nếu một tập thể sinh hoạt khơng có ý kiến phong phú thì tập thể đó nhạt nhẽo. Chun mục "Nghiên cứu-trao đổi" nói đơn điệu thì chun mục cũng nhạt nhẽo khơng ai thích đọc. Cuộc sống thật sự phong phú cho nên từng con người có suy nghĩ riêng, độc lập thì xã hội sẽ
rất phong phú. Nhưng phải làm sao để họ nói. Tất nhiên đã nói thì nhiều ý kiến khác nhau nhưng phải nói thật nhưng khéo. Dân chủ vừa là mục đích, vừa là động lực, vừa là giải pháp và gắn liền với nó là từng đảng viên, cán bộ độc lập suy nghĩ, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng Đảng.
Tiểu kết Chương 3
Sau khi phân tích thực trạng tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên các tạp chí trong năm 2010, tác giả đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi". Đó là việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các tạp chí nói chung và việc tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên tạp chí nói riêng; bám sát cơ sở để cập nhật thông tin, chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền khoa học sát với tình hình; tổ chức lực lượng hợp lý, nhất là đội ngũ cộng tác viên trong ngành, có kinh nghiệm, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ; cần thiết lập đường dây phản hồi cho chuyên mục, cũng như nguyên tắc và cách thức xử lý thông tin phản hồi phù hợp; tăng cường tính phản biện, diễn đàn trong nghiên cứu, trao đổi và cung cấp thông tin cho chuyên mục.
KẾT LUẬN
Mỗi chuyên mục của các tạp chí cần tạo sự khác biệt của mình- từ chủ đề và đề tài, phong cách diễn đạt, hình thức thể hiện cho đến khẩu khí giọng điệu, đội ngũ người viết. Mỗi tạp chí có cách tổ chức khác nhau nên việc huy động cộng tác viên khác nhau. Chính điều đó tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cách thể hiện và nội dung chuyên mục.
Trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng, Luận văn đã tập trung làm rõ một số khái niệm trung tâm liên quan đến nội dung của Luận văn, như: chun mục là gì? Vị trí, vai trị, ý nghĩa, tác dụng của chun mục trên tạp chí. Vì sao phải tổ chức chun mục trên tạp chí.
Việc tổ chức chuyên mục trên báo và tạp chí trước hết xuất phát yêu cầu chủ thể tuyên truyền là các ban xây dựng đảng để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của ngành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tuyên truyền là nhu cầu tự thân trong hoạt động lãnh đạo và quản lý nhằm chuyển tải thông tin từ chủ thể quản lý đến khách thể quản lý. Mặt khác, việc tổ chức chuyên mục xuất phát từ nhu cầu thơng tin của cơng chúng-nhóm đối tượng mà các tạp chí hướng đến. Nhu cầu cơng chúng rất đa dạng, phong phú việc tổ chức chuyên mục cũng phải linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Như vậy, việc tổ chức chuyên mục xuất phát từ nhu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của chủ thể tuyên truyền là các ban xây dựng đảng Trung ương và từ nhu cầu công chúng là những người tham gia làm công tác xây dựng đảng ở các cấp. Khi đề cập đến việc tổ chức chuyên mục trên tạp chí, Luận văn đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến nội dung chính của Luận văn. Khái niệm tổ chức, tổ chức chuyên mục, cách thức, cách thức tổ chức chuyên mục trên tạp chí. Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc tổ chức chuyên mục trên tạp chí.
Mỗi tạp chí có những chun mục khác nhau và việc tổ chức các chuyên mục cũng rất khác nhau; nhưng tạp chí nào cũng có chun mục "Nghiên cứu-trao đổi" hoặc chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi kinh nghiệm". Làm rõ bản chất của chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" là xem xét, nắm vững vấn đề, có sự bàn bạc, trao đổi ý kiến với nhau để đi đến thống nhất nhận thức chung. Nghiên cứu-trao đổi là hoạt động khoa học nhằm vận dụng những tri thức đã có vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, từ đó rút ra những kết luận để đi đến thống nhất nhận thức và hành động.
Chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" ra đời là nhằm gợi mở, nêu vấn đề để trao đổi giữa các ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, qua đó góp phần làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối của Đảng, khuyến khích tìm tịi, sáng tạo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Những vấn đề mới nảy sinh chưa được kết luận, những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau nhưng tạp chí có chính kiến của mình trên cơ sở thực tiễn và lý luận để định hướng, dự báo hoặc cảnh tỉnh. Thông qua nghiên cứu-trao đổi, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra.
Từ quá trình khảo sát, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu đã tìm hiểu về cách tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên tạp chí các ban đảng Trung ương. Kết quả khảo sát, nghiên cứu đã giúp người viết đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan, khoa học trong tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên tạp chí các ban đảng.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng là cán bộ, phóng viên, biên tập viên tại các tạp chí nhằm tìm hiểu về cách tổ chức chuyên mục: sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan chủ quản đối với hoạt động của tịa soạn; việc hình thành ý tưởng nội dung của từng số tạp chí, cho từng chuyên mục; việc lập kế hoạch tuyên truyền cụ thể cho từng số tạp chí của các tịa soạn; tổ chức lực lượng sáng tạo tác phẩm báo chí cho chuyên mục: các biên tập viên, cộng tác viên thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản
lĩnh chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ; phương pháp, quy trình tổ chức chuyên mục. Khảo sát cách tổ chức của chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" từng tịa soạn. Bằng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp Luận văn đã chỉ ra tính khoa học trong cách tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" của từng tòa soạn, những ưu điểm và hạn chế trong cách tổ chức chuyên mục. Kết quả khảo sát cũng là cơ sở quan trọng giúp người đọc càng thêm khẳng định mục đích của Luận văn.
Thông qua trưng cầu ý kiến của bạn đọc là những người tham gia làm công tác xây dựng đảng ở địa phương, đơn vị để tìm hiểu về nhu cầu thông tin, thực trạng tổ chức chuyên mục; sự cần thiết phải tổ chức chuyên mục; chất lượng nội dung chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên tạp chí các ban đảng trong thời gian qua; nhất là những bất cập trong cách tổ chức chuyên mục: hàm lượng thông tin thấp, nội dung thông tin khô khan, khuôn mẫu, thông tin cũ…làm hạn chế đến hiệu quả thông tin tuyên truyền của chuyên mục đối với cán bộ, đảng viên.
Sau khi phân tích thực trạng tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên các tạp chí trong năm 2010, tác giả đã đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi". Xây dựng tiêu chí chuẩn về các bài viết cho chuyên mục làm cơ sở cho việc tổ chức chuyên mục; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các tạp chí nói chung và việc tổ chức chun mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên tạp chí nói riêng thơng qua hội nghị giao ban định kỳ hằng tháng để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm, định hướng kế hoạch cơng tác hằng năm, hằng tháng cho tịa soạn, lựa chọn, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong tịa soạn để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động chun mơn nghiệp vụ của tịa soạn; bố trí tổng biên tập, phó tổng biên tập, thư ký tịa soạn…có trình độ chun mơn nghiệp vụ, hồn thành nhiệm vụ được giao; bám sát cơ sở để cập nhật thông tin, chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền khoa học sát với
tình hình, nhất là kế hoạch cơng tác của ngành, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ thông tin-truyền thông trong từng thời gian; tổ chức lực lượng hợp lý, nhất là đội ngũ cộng tác viên trong ngành, có kinh nghiệm, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ; cần thiết lập đường dây phản hồi cho chuyên mục, cũng như nguyên tắc và cách thức xử lý thông tin phản hồi phù hợp; tăng cường tính phản biện, diễn đàn trong nghiên cứu, trao đổi và cung cấp thông tin cho chuyên mục.
Là người trực tiếp công tác 13 năm ở Tạp chí Kiểm tra thấy việc khảo sát, nghiên cứu đề tài này rất bổ ích. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, về năng lực chuyên mơn, cho nên Luận văn chưa thể nghiên cứu tồn bộ và sâu sắc hơn nữa về tổ chức chuyên mục trên tạp chí các ban đảng Trung ương, do vậy khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót…Tác giả Luận văn rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để vấn đề tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" trên tạp chí các ban đảng Trung ương đạt kết quả tốt hơn nữa trong nghiên cứu khoa học.